“ Ông
làm cái trò gì vậy ?”
“
Tôi đang tập dượt tham dự liên hoan ca khúc chính trị …”
“
Hát hay quá ta …tôi đưa ông vào đây cho ông “dợt” nữa nha…”
Bà
nhẹ nhàng kéo tay thầy Ba Tạ. Lúc này thầy trên mây, giá có nhét cứt vào
miệng thầy cũng nhai, huống hồ được phu nhân dịu dàng dìu đi. Mà đi đâu
thế này ? Đi “dợt ca khúc chính trị”, vậy thì đi chớ sao không ? Bà phu nhân
vừa ôm lưng vừa nựng ông thầy tới một cái tủ âm tường to tổ chảng có hai cánh
cửa dầy cộp bằng gỗ sến. Bà mở cửa tủ và bất thình lình xô cái cụp ông thầy vào
trong , đóng sập lại và nhanh tay vặn khoá. Lúc này bà mới nghiến răng đay
nghiến :
“
Cứ ở trong ấy mà hát nha…hát thật lớn lên cho…gián nó nghe…”
Cô
tiểu thư đứng nhìn ôm bụng cười ngặt nghẽo. Vui thiệt vui, lâu lắm trong cái
ngôi nhà lạnh lẽo này mới có một trò “zdui” đến vậy.
Chờ
bà phu nhân trở lại phòng sửa soạn cho ông Chủ tịch đi làm, cô mới chạy
đi tìm cái búa đinh cứ thế nện vào cánh cửa tủ. Cũng may thầy Ba Tạ lúc này hồn
vía đã lên mây gặp bác Lưu Linh nên đâu có hay biết gì. Giờ có bắn súng lục bên
tai thầy cũng mặc kệ huống hồ tiếng búa. Gõ đến mỏi cả tay cũng không thấy bên
trong có động tĩnh gì, cô tiểu thư bỏ búa xuống , nhìn quanh căn phòng coi có
trò gì khác.
A
đây rồi…cô reo lên như ông Ac-si-mét ngày xưa tìm ra sức đẩy của nước, cô chạy
tới bình rượu đã uống cạn từ lâu bên trong còn trơ lại những xác rắn cuộn
tròn. Lúc này ở trong tủ thầy Ba Tạ đang kéo bễ khò khò, nào có hay biết gì. Cô
tiểu thư mở hé cửa tủ, lần lượt tròng vào cổ thầy xác những con rắn sặc mùi
rượu như thể cổ động viên choàng hoa quanh cổ kiện tướng vừa giật huy chương
vàng tại ASIAD.
Xong
xuôi, cô đặt cạnh ông thầy chiếc đèn pin bật sẵn rồi ngắm nhìn tác phẩm theo
trường phái performance siêu hiện đại của mình, vỗ tay khoái chí khoá
chặt cửa tủ. Bà phu nhân đã trở lại sau khi nâng niu ông chồng ra tận xe con ,
đóng sập cửa , nhìn theo chạy khuất khỏi khu biệt thự mới quay đi.
“ Cô lại bầy trò gì đấy ?”
“ Đâu có trò gì đâu. Ong đang ngáy ồ ồ ở trỏng, má không nghe thấy sao ?”
“ Cứ để ổng ngủ, khi nào dậy kêu thằng thư ký đưa ổng về. Má phải đi công
chuyện cho ba…”.
Nói
rồi bà về phòng sửa soạn chờ ông Mười lái xe quay lại đón. Cô tiểu thư
nhìn theo mẹ cười tinh quái. Bả lại lên đền nghe cung văn gẩy đàn chớ công
chuyện gì. Thôi cứ để bả đi, ở nhà chờ ông thầy tỉnh dậy vắng người càng
vui, à mà không, phải phone cho nhỏ Tuyết Nhi, bạn chí thân, con gái chú Ba,
Giám đốc công an tỉnh, tới cùng coi cho vui.
Con
nhỏ này có nòi “hình sự” giống bố, chắc phải nghĩ ra nhiều trò “kinh dị” hơn .
Nghĩ rồi cô nhảy chân sáo đi gọi điện.
“
Heo lô…Tuyết Nhi đó hả ? Rảnh không ? Lại tớ coi trò này dzui lắm. Không
phải, kiếm đâu ra phim “cô giáo Thảo”. Trò này còn vui hơn kìa, nói thiệt đó…”.
Đầu
giây bên kia có tiếng cười khúc khích và tiếng trả lời “tới liền, tới liền”, cô
tiểu thư còn líu lo đấu hót một trận nữa mới chịu đặt máy xuống ,
với tay mở nhạc ,lúc lắc theo nhịp metal rock , lúc sau đã
“phê”, mông ngực lắc lia lịa như người động dại.
Tuyết
Nhi thuộc loại tiểu thư tỉnh lẻ, mới gia nhập giới trẻ “A còng” từ ngày bố được
cất nhắc Giám đốc công an tỉnh. Khác Kim Anh chết lên chết xuống vì yêu, “yêu
thì khổ, không yêu thì lỗ”, Tuyết Nhi chỉ…cặp bồ. Trong hộp thư mail.yahoo
của cô có hàng tá địa chỉ các chàng trai năm châu bốn biển , hàng ngày cô
add- remove ít cũng vài ba chàng. Những cuộc tình qua NET của cô
rơi vào tay một anh nhà văn hạng xoàng cũng có thể viết nên thiên ký sự
đậm mầu thời đại. Mãi rồi cái trò “tìm nhau qua mạng” cũng chán, cô
chuyển sang sưu tầm các loại “sex story” kiểu như “Ấn tượng đầu đời”,
“Ăn vụng”, “Chú rể phụ”… trên mạng để khám phá “ thế giới mới” chưa từng
thấy trong sách vở.
Thế
rồi ngay cả cái đó cũng làm cô chán, phải là người thực việc thực kìa, cứ ảo
mãi chán thấy mồ. Cô bye bye cái máy vi tính, xếp góc bàn , cưỡi con A
còng trắng toát chạy về thành phố “săn bồ” tại các sàn nhảy. Cứ ngồi cô đơn góc
khuất nhâm nhi ly rượu tây, thế nào cũng có một chàng xà tới. Loại “chíp hôi”
con ông cháu cha – cho qua, loại này bắng nhắng, chẳng tích sự gì. Giám
đốc trốn vợ đi tìm của lạ – cũng cho qua luôn, dính vào ăn axít có ngày. Việt
kiều galant – OK, loại này lắm cách chơi lại nhiều chiêu độc. Thế là chỉ sau
lúc đánh cạn một chai rượu tây, vài câu nhấn nhá, Tuyết Nhi có thể cặp ngay
chàng về khách sạn. Sáng hôm sau, bye bye nha, em về đi học, không cần
biết tên tuổi, cũng chẳng cần ghi số phone, con A còng trắng toát lại phi nước
đại về thay áo trắng đưa em vào lớp.
Vừa
ghé xe tới cổng dinh Chủ tịch tỉnh, Tuyết Nhi đã nghe thấy tiếng rock giật ầm
ĩ. Cô nheo mũi cười thầm, cái con nhà quê này, giờ mới học đòi nhảy nhót, xưa
quá rồi, muốn cho thiệt đã, ít cũng phải chơi một viên lắc xinh xinh , chính
hiệu “Hoàng hậu”. Cô không thèm bấm chuông, rút chiếc Noikia nhỏ xíu như con dế
ra gọi . Thế rồi trong lúc hai cô ríu rít đưa nhau vào phòng khách, thầy nhân
điện vẫn kéo bễ trong tủ gỗ. Thày đang có một giấc mơ. Ba bốn em mơn mởn, đang
vòng những cánh tay mềm , trắng muốt quanh cổ thàyvà ghé vào miệng thứ rượu
thơm ngào ngạt.
Oi
trời ôi, rượu tiên sao thơm thế, chỉ có điều thày chưa kịp uống, chén rượu đã
cất khỏi miệng, khiến thày chỉ được ngửi cái mùi thơm mà chẳng có đến một giọt
rơi vào mồm. Cứ thế vài ba lượt làm thày phát khùng. Mấy em chơi kiểu gì vậy,
để yên chén rượu cho anh uống, sao cứ rút ra rút vô hoài vậy ?
Thày
la vậy mà mấy em đâu có nghe, cứ cười khúc kha khúc khích và lại tiếp tục
dử dử chén rượu trên môi . Rồi cũng tới lúc không chịu nổi nữa, thày cố vùng ra
khỏi những vòng tay đang ôm quanh cổ giằng lấy chén rượu và hét to lên. Thày
chợt bừng tỉnh và vật trước hết nhìn thấy là chiếc đèn pin đang chiếu góc
tủ. Oi mẹ ôi gì thế này, rắn, trời ơi rắn, những con rắn cứng đờ sặc mùi rượu
thuốc đang cuốn quanh cổ .
Như
người khác hẳn chết ngất. Nhưng thày là thày nhân điện, thày có bản lĩnh
. Thày từ từ nhớ lại mọi chuyện và hiểu ra tất cả. Thôi rồi, hẳn là trò chơi
của nhãi ranh con gái ông Chủ tịch đây. Mẹ kiếp, đặt chân vào nhà quan tức sa
chân vào hang hùm ổ rắn là đây chứ đâu. Không, cứ phải bình tĩnh thoát ra, có
khi còn chơi lại tụi nó một quả đáng đời chứ không bỡn. Nghĩ vậy thầy cứ lặng
lẽ tháo từng con rắn ra , xếp vào một bên mặc kệ bên ngoài có tiếng Kim Anh gọi
:” Thầy Ba Tạ…thầy Ba Tạ…tỉnh rượu chưa ?”.
Cô
cứ gọi , gọi mãi bên trong vẫn im phắc làm cô phát lo :
“
Không khéo lão sợ quá , chết ngất rồi cũng nên. …”
Tuyết
Nhi cười khảy :
“
Không, chết đâu có dễ …. Nhà cậu có bình xịt muỗi không ?”
Kim
Anh hiểu ra, vỗ tay :
“
Thôi thôi tớ hiểu rồi. Cậu thiệt đúng con nhà nòi, máu công an hình sự .
Cứ xịt vô thật nhiều, xịt cả bình luôn , lão hắt xì hơi phải tỉnh dậy là cái
chắc…”
Nói
là làm liền. Hai cô tiểu thư mắm môi mắm lợi cứ nhè khe cửa tủ bấm thuốc xịt
vào đó. Tuyết Nhi cười hỉ hả :
“
Xịt thế này đến gián muỗi cũng phải chui ra, huống hồ con người…”
Hai
cô đâu có biết, ở trong tủ, thầy Ba Tạ đang cười thầm. Bởi lẽ thầy nguyên là
nhân viên Phòng nông nghiệp , ngày xưa chuyên đi xịt DDT chống sâu rầy cho
ruộng hợp tác xã, hành nghề lâu năm, thầy đâu có ngán ba cái thứ thuốc đó, nhất
loại này bất quá chỉ như …dầu thơm chẳng làm chảy đến một giọt nước mũi. Kim
Anh xịt thuốc chán lại gọi mà trong tủ vẫn im phăng phắc. Thôi chết, không khéo
lão ngoẻo rồi cũng nên. Lão mà ngóm thì rầy rà to, quả này không
biết ông Chủ tịch tỉnh có chạy tội được cho con gái không kia chứ ? Nhìn vẻ mặt
lo sợ của Kim Anh, Tuyết Nhi bật cười :
“
Này…cậu có biết đang phạm tội gì không ?”
Mặt
Kim Anh tái mét :
“
Tội gì ?”
“
Tội giam giữ người trái phép , mà nếu lão chết, thêm tội cố sát. Khung hình
phạt tối thiểu từ 25 năm tù giam tới tử hình…”
Oi
trời ôi, con này nó nói sặc giọng bố nó, Giám đốc công an tỉnh, rủ nó tới đây
thật dại dột quá, lơ mơ nó rút Nokia ra gọi bố mang còng số 8 tới thì rầy rà.
Kim Anh cuống quýt :
“
Thôi thôi, cái giọng cậu nghe ghê quá, để tớ mở tủ ra vậy…”
Ơ
bên trong, thầy Ba Tạ nghe tiếng ổ khoá lạch sạch liền tắt đèn pin, co người
như con mèo rình con chuột. Thế rồi ngay khi cánh cửa tủ mở , cái đầu rồi cả
nửa người Kim Anh lách vào, thầy bỗng chồm dậy, lôi phắt cô tiểu thư đẩy vào
trong rồi lao ra đóng sầp cửa tủ. Trong lúc thầy vặn ổ khoá chợt có tiếng cười
và tiếng vỗ tay :
“ Rất điệu nghệ…rất lành nghề ...tình thế chớ’ mắt đảo ngược …”
Thầy
Ba Tạ quay phắt lại :
“
Cô là ai ?”
“
Tôi là bạn của Kim Anh. Thầy giỏi thiệt, giỏi thiệt…”
Lúc
này bên trong tủ, Kim Anh đã sờ thấy đống xác rắn bầy nhầy nên càng la lớn. Mặc
kệ , coi như không nghe , Tuyết Nhi cứ hết lời tâng bốc ông thầy. Rồi cô cất
tiếng hỏi :
“
Nhốt được kẻ địch vào đó , thầy tính làm gì nữa đây ?”
Thầy
Ba Tạ ngẩn người nhìn con bé xưng là bạn của Kim Anh, trời ơi, bạn bè hoạn nạn
mà cứ cười nói vậy sao ? Nhìn bộ dạng kìa, chỉ cần ngửi qua cũng đủ biết con
ông cháu cha cỡ bự. Mẹ cha dòng giống chúng nó, ngay đến tình bạn cũng chẳng
có. Nghĩ vậy rồi thầy Ba Tạ sẵng giọng :
“
Tôi mở cho cô ấy ra, doạ chút thôi …”
Tuyết
Nhi bỗng đổi giọng oai vệ :
“
Tôi cấm ông không được mở. Ong mà động tới cái khoá tôi gọi cảnh sát 113 tới
liền. Tôi sẽ làm chứng ông đang hiếp con nhỏ , tôi tới bất ngờ nên ông nhốt nó
vào tủ, công an sẽ còng ông liền. Mà ông biết tôi là ai không ?”
Ong
Ba Tạ ngớ người, mẹ kiếp, con nhỏ thuộc giống gì mà trở mặt hung tợn thế. Tuyết
Nhi lại gằn giọng :
“
Ba tôi là Giám đốc công an tỉnh biết chưa ? Ong cứ lôi thôi trái lời tôi là tù
liền. Tội hiếp dâm là chung thân biết chưa ?”
Ong
Ba Tạ sợ đắng cả miệng , ối trời ôi, hết Chủ tịch tỉnh lại tới Giám đốc công
an, đụng toàn thứ dữ , phen này chắc chết , đã bảo mà, tránh cho xa cái đám nhà
quan này đi. Nghĩ vậy, ông rối rít :
“
Được rồi, được rồi…cô bảo gì tôi làm đó…miễn đừng gọi bố cô
Tuyết
Nhi cười giòn giã :
“
Vậy có phải tốt không ?”
Rồi
cô gọi vào trong tủ :
“
Kim Anh cứ chịu khó ngồi trong đó, tớ sẽ trừng trị lão này …”
Cô nhảy tót lên bàn, bắt tréo chân, phì phèo điếu thuốc lá thơm. Không việc gì
phải vội, cứ thong thả mà “dzui”, cứ mặc con nhãi Kim Anh nằm trong đó nếm mùi
khổ ải cho bõ cái lúc vênh váo ta đây con Chủ tịch trên cơ con gái Giám đốc
công an, còn cha già này, nom cái mặt phát ghét, mắt cứ nhìn lom lom vào ngực
người ta, đã vậy cho lão … chết luôn . Nghĩ vậy, Tuyết Nhi giơ chân ra :
“
Ê…ông thày, tháo giày ra …”
Thày
Ba Tạ choáng cả người, chẳng còn hiểu ra sao, chỉ lắp bắp :
“
Cô …cô bảo gì kia ạ ?”
“
Còn không nghe hả ? Tháo giày ra…”
Oi
trời ôi, trò gì thế này ? Vì cô tiểu thư ngồi trên bàn cao nên ông thầy đành
phải quỳ xuống, hai tay run bắn, cởi sợi dây và rút giày ra.
“
Cả vớ nữa…”
Từ
thủa lọt lòng , chưa bao giờ ông thày được nâng niu đôi bàn chân trần,
nhỏ nhắn, trắng muốt, hai hàng móng hồng hồng , xinh đẹp đến thế. Bỗng chốc ông
cứ như người mộng du, thều thào :
“
Thưa cô…thưa cô…cô cần gì nữa ạ ?”
“
Nghe nói ông truyền điện giỏi lắm, truyền thử tôi coi…”
Thầy
cúi xuống trổ hết nghề ra. Thế rồi điện của thầy chẳng thấy đâu, lát sau chỉ
thấy thầy run lên bần bật như chính thầy bị điện giật vậy. Đôi mắt cô tiểu thư
ánh lên tinh quái :
“
Điện đâu…điện đâu , sao chẳng thấy gì hết ?”
Nói
rồi cô nằm ngửa ra trên bàn, ngực ưỡn lên mắt lim dim như chờ đợi. Oi trời ôi,
thầy Ba Tạ chẳng còn nghĩ ngợi được gì , thầy cứ từ từ đứng dậy chẳng hề hay
biết mình đang làm những gì, thế rồi khi tưởng như đã đặt được chân vào cõi
tiên , thầy bỗng la lên chói lói, đau nhói ở cái nơi đang “phê” nhất, rồi ngã
bổ ngửa ra trên nền nhà, ngất xỉu. Lát sau, mở mắt ra, thày vẫn thấy cô tiểu
thư đang ngồi vắt vẻo trên bàn, phì phèo điếu thuốc.
“
Tỉnh rồi hả ? Vậy may cho thầy …”
Lúc
này thầy Ba Tạ mới hiểu đã mắc bẫy cô tiểu thư, vừa xấu hổ, vừa tiếc rẻ, vừa lo
sợ, thầy bò dậy, tính bước ra khỏi phòng, lập tức bị cô tiểu thư giơ chân ngăn
lại :
“
Thầy đi đâu ?”
“
Tôi về…cô cho tôi về…”
“
Muốn về, thầy phải mang lại giày vớ cho tôi đã…”
Thầy
Ba Tạ đành lại phải quỳ xuống làm cái việc ngược với lúc nãy, chỉ khác, thầy
không còn cảm thấy ngây ngất như bị điện giật nữa mà cảm thấy nhục. Mẹ kiếp,
cái con nặc nô này ước gì bố nó phải đi tù, mẹ nó đi bán bột chiên còn chính nó
phải làm gái đứng đường. Lậy trời dân nổi can qua, sập mẹ nó cái chế đố này cho
nhà nó táng gia bại liệt . Trong tủ chợt lại có tiếng đập đùng đùng, cô Kim Anh
hết chịu nổi , chỉ tiếc cái tủ bằng gỗ lim quá dây không thì cô đã phá tung ra
được. Tuyết Nhi ngắm nghía đôi giày đã được buộc giây kỹ càng , mới hất hàm :
“
Thôi thầy về đi , Kim Anh mà xổng ra nó giết thầy…”
Chờ
ông thầy lao ra khỏi phòng như gió cuốn, Tuyết Nhi mới thong thả đi tới mở khoá
tủ.
“
Thôi ra đi tiểu thư, hạ màn rồi…”
Kim
Anh vừa nhao ra khỏi tủ đã tru tréo :
“
Đâu rồi ? Lão già mắc dịch đâu rồi ?”
“
Tớ đã trừng phạt rồi cho lão biến rồi…”
“
Sao cậu không mở cho tớ ra để coi cậu trừng phạt lão thế nào ?”
“Tớ
đá cho lão một cú nhớ đời. Thôi cho qua, thay quần áo còn đi chơi…”
Kim
Anh nghiến răng :
“
Lão còn nợ tớ một lời hứa ? Trước sau cũng phải bắt lão thực hiện…”
“
Hứa cái gì vậy ?”
Kim
Anh ngây mặt ra nghĩ rồi cười nhoẻn :
“
Tớ cũng chưa nghĩ ra nên bắt lão làm cái gì đây ?”
“
Bắt lão làm bò cho cậu cưỡi đi quanh nhà…”
“
Trời ơi, con nhỏ này lắm sáng kiến thật. Vậy mà tớ không nghĩ ra, tớ chỉ sợ…”
Kim
Anh định nói “sợ má” nhưng kìm được, lộ đầu mối , nhất định con nhỏ này sẽ lôi
chuyện ra bằng được , mất hết uy tín phu nhân ông Chủ tịch, bởi vậy cô im
bặt, mặt cứ ngẩn ra làm Tuyết Nhi phải gặng :
“
Cậu sợ cái gì ? Lão có cái gì mà sợ ?”
“
À…tớ sợ…ngồi lên lưng lão coi kỳ thấy mồ. Mình là con gái mờ…”
Tuyết
Nhi rũ ra cười. Thiệt đúng quê một cục, con nhỏ này bị ba má quản dữ quá,
lúc nào cũng sợ mất uy tín gia đình ông Chủ tịch, phải lôi nó xuống đường học
làm người sành điệu thôi. Ngay chiều hôm đó, sau khi đã trang điểm kỹ càng cho
Kim Anh, nào váy ngắn, nào áo ba lỗ hở bụng, Tuyết Nhi chở cô chạy thẳng về
thành phố. Lúc ghé lại sàn nhảy “Đêm mầu hồng”, trời đã tối mịt , Kim
Anh lo lắng :
“
Cậu tính đưa tớ đi đâu đây ?”
“
Đi nhảy chứ đi đâu ?”
“
Liệu mà về không ba má tớ đánh chết…”
Tuyết
Nhi cười khẩy, đưa xe cho một thằng nhóc, kéo Kim Anh vào một phòng đèn mờ, ầm
ĩ tiếng nhạc, tiếng cười nói và đẩy cô ngồi xuống bàn trong góc, vẫy bồi :
“
Một chai “đen trắng”* tem đen…”
Kim
Anh đưa mắt nhìn quanh :
“
Cậu thành thạo ghê, quen đây rồi phải không ?”
- Tuyết Nhi cười không trả lời, vẫy một gã thanh niên đang xớ rớ gần đó :
“
Em giao con nhỏ này anh huấn luyện sao nó nhảy thật bốc…”
Kim
Anh còn đang ngập ngừng đã bị gã lôi thốc ra sàn nhảy. Thế rồi chỉ sau vài phút
“khởi động”, gã đã làm cho Kim Anh quay cuồng như hoá dại. Trong lúc đó ở nhà
bà phu nhân đang dọn cơm cho chồng . Ong Chủ tịch nhìn bàn ăn, cáu kỉnh :
“
Con Kim Anh đâu ?”
“
Nó đi với con Nhi , con chú Ba, có viết giấy lại xin phép sinh nhật bạn rồi…”
“
Đã dặn đi đâu thì đi, đúng bữa phải về, bà chớ có chiều nó quá…”
Bà
phu nhân cúi mặt xuống xới cơm cho ông y như vợ hiền biết lỗi. Và quả thực, như
để tạ lỗi chuyện sáng nay , chiều về bà tranh thủ ghé chợ mua đồ nấu cho ông
món canh chua tôm hùm, cá song gói giấy kẽm bỏ lò là hai món ông khoái khẩu.
Ngồi ân cần gắp thức ăn cho chồng nhưng đầu cứ vẩn vơ không hiểu ông thầy nhân
điện đang ở đâu? Say tít cung thang vầy chẳng biết thằng thư ký có tới đưa thầy
về ? Lúc này bà lại thấy áy náy đã nhốt thầy vào tủ, giá cứ đề thầy nằm
trên giường buồng trong cho rã rượu thì có sao ? Không hiểu sáng mai thầy có
tới mà sắp lịch học nhân điện không ?
Tối
đó, chờ ông chồng đã chui vào phòng làm việc xem xét công văn giấy tờ như mọi
khi, bà mới gọi điện cho thằng thư ký. Rõ bực mình, cứ gọi hoài mà máy nó cứ
báo “ngoài vòng phủ sóng”, nó đưa thầy đi đâu xa vậy cà ? Quả thực lúc này
chàng thư ký đã tắt máy , ngồi nghe ông chú chửi rủa. “ Mày chơi xỏ tao mới
đưa tao vào cái hang hùm miệng sói ấy…Tao thề, tao thề không bao giờ đặt chân
vào cái nhà ma quái ấy nữa…”. Rồi thầy kể chi ly nào “bà phu nhân bắt
truyền điện ngay tại phòng khách” ra sao, nào “bị nhốt trong tủ thế nào”, chỉ
riêng có đoạn cởi giầy cho con gái ông Gíam đốc công an rồi bị đá phốc xuống
đất là thầy dấu biến. Nói ra làm gì, cái thằng cháu giời đánh này nó cười cho
thối mũi. Quả nhiên, mới nghe có bằng ấy chuyện, chàng thư ký đã bò ra cười rũ
rượi làm ông chú nổi cáu :
“
Mày còn cười cái gì ?”
“
Ha ha ha…ha ha ha…”
“
Có im không ? Tao táng cái vào mõm giờ.”
Lúc
đó gã thư ký mới cất giọng vui vẻ :
“
Thắng lợi rồi, thắng lợi trên cả tuyệt vời rồi …”
Rồi
gã huyên thuyên ở đời không gì bằng chui được vào trái tim …đàn bà. Những tưởng
phải mất cả tháng mới “tiếp cận” bà Chủ tịch , ai ngờ làm cái rụp, giỏi thiệt,
giỏi thiệt…
Gã
thư ký “thuyết trình “ xong lại nhoài ra giường cười lăn cười lộn làm ông thầy
cứ ngớ ra, mắt tròn xoe.Cười chán gã mới lên dây cót tinh thần cho ông chú để
tiếp tục…” sự nghiệp cách mạng” tiến sâu vào hang hùm đánh quả đậm. Ong
thầy giãy nảy :
“
Ôi thôi thôi, tao chịu, mon men tới đó con Kim Anh nó giết …”
“
Giết sao, nó mà giết chú thì má nó ăn tươi nuốt sống. Chú cứ y theo cháu đạo
diễn là tiền rủng rẻng…”.
Gì
chứ tiền là Tiên là Phật, thầy nào dám cưỡng lại cái “sức khoẻ cho tuổi già”
đó. Theo lời thằng cháu ranh ma, ông trở lại thành phố, leo lên giường
đắp chiếu, rên hừ hừ như ốm nặng. Quả nhiên vài ngày sau, bà phu nhân
triệu gã thư ký tới hỏi ông thầy nhân điện đi đâu ? Chờ bà phát sốt vì nóng
ruột, gã mới thủng thẳng :
“
Ong ấy về thành phố rồi .”
“
Sao lại về ? Tao đã bảo đặt kế hoạch cho ổng ở đây dậy…nhân điện cho tao mà ?”
“
Nhưng…ông ấy ốm. Ốm nặng lắm…”
Thế
là hôm sau, bà phu nhân tức tốc cùng gã thư ký phóng về thành phố “thăm thầy
kẻo tội nghiệp”. Xe tới nơi phải đậu ngoài đầu hẻm, lội bộ vào. Oi trời ôi,
đường gập gà gập ghềnh, mùi hôi thối hai bên cống rãnh cứ xộc lên mũi làm bà
phu nhân hắt xì hơi liên tục, phải lấy dầu thơm ra xịt khắp mọi chỗ. Lại đến
cái nhà của thầy mới thảm , dọc ngang kê vừa đủ cái giường đôi, tường ám khói,
mạng nhện chăng đầy, tối om om , hôi hám chẳng khác gì con hẻm bà vừa lội qua.
Ông thầy đắp chiếu trên giường , gượng dậy thều thào :
“
Tôi…tôi ốm quá…”
“
Thày ốm sao ?”
“
Chẳng biết bệnh gì, cứ đau hết cả mình mẩy…”
Bà
phu nhân xót xa :
“
Oi trời , sao ốm lẹ vậy ? Bữa hổm thầy đang còn…khoẻ mà…”
“
Tại… tại cô Kim Anh…con gái bà đấy…”
Bà
phu nhân há miệng :
“
Con Kim Anh ? Con Kim Anh nó làm gì ông ?”
Ong
thầy ra giọng mệt nhọc kể lại đầu đuôi, tất nhiên dấu biến chuyện Tuyết
Nhi bắt cởi giày làm bà phu nhân nổi giận :
“
Nó dám láo vầy kia à ? Mai mốt thầy về tôi bắt nó xin lỗi thầy …”
“Oi
thôi thôi, tôi hãi lắm, chẳng dám đặt chân vào nhà bà nữa đâu. Cô Kim Anh giết
chết tôi…”
“
Thầy lo gì…nó giữ cái thân nó chẳng xong, còn đang nằm viện kìa…”
Hoá
ra hôm đó nhảy nhót chán ở vũ trường “Đêm mầu hồng”, tỉnh ra đã 11 giờ
khuya, Kim Anh cuống lên đòi về, Tuyết Nhi cười nhạt :
“
Về sao được ? Đi đêm dọc đường cướp nó cắt cổ …”
“
Vậy để tớ điện cho ba tớ đưa xe lên đón…”
“
Thôi đi cô, giờ này còn bắt lái xe đón con gái ông Chủ tịch tỉnh đi nhảy đầm ,
nó mà đưa lên báo có mà ầm cả nước . Đi chơi tiếp mai về sớm…”
Kim
Anh tắc lưỡi ”ừ thì đi”. “ Sân chơi” này còn bạo hơn, Night Club tầng
thượng khách sạn, xung quanh tường cách âm, bắn súng cũng chẳng nghe thấy huống
hồ nhạc gào rú, người la hét. Tuyết Nhi kéo tay Kim Anh qua những ghế đôi túm
tụm trai gái đang la đà như ngủ gật, trên bàn vứt lỏng chỏng những lon Coca.
“
Tụi nó đang “phê” đấy, đám này chỉ “hít” thôi, buồng bên kia mới “trích”
cơ…”
Kim
Anh lo sợ :
“
Tìm chỗ khác đi, ở đây tớ…ngán lắm…”
“
Tụi mình chơi trò khác kìa, có hít trích gì đâu mà lo…”
Nói
rồi Tuyết Nhi lôi tuột Kim Anh sang phòng khác. Vừa lách cửa vào, đã kinh
hoàng. Giữa phòng chiếc màn hình lớn đang chiếu phim con heo, trên đệm dưới đất
la liệt trai gái đang “hành sự” không thua cảnh diễn ra trên màn hình. Kim Anh
chưa kịp tháo lui đã bị lôi tuột vào một đám lẫn lộn con trai con gái. Oi chao
ôi, “đêm đó đêm gì”, Kim Anh rơi vào một cuộc chơi mà lúc đầu còn rụt rè, sau
rồi phấn khích và tiếp đó là kinh hoàng cho tới khi ngất lịm . Mãi trưa hôm sau
cô mới tỉnh , thấy mình đang nằm giường bệnh, băng bó đầy mình, một chai
nước gì đó đang nhỏ giọt . Có tiếng Tuyết Nhi reo lên :
“
Tỉnh rồi hả ? May quá…”
“
Tớ đang ở đâu đây ?”
“
Phòng mạch bác sĩ Phát…ĐM, đêm qua tụi nó chơi bạo quá…”
Kim
Anh tấm tức khóc, Tuyết Nhi lau nước mắt cho cô, cất giọng an ủi :
“
Tại cậu mới chơi lần đầu chưa quen . Phải bạo liệt vầy mới đã…”
“
Ba má tớ mà biết thì chết…”
“
Khỏi lo , để tớ điện cho má cậu, coi như bị tông xe . “
Nhận
được tin bà phu nhân tức tốc lên thành phố. Vừa nhìn thấy con gái nằm giường
bệnh, bà đã la lối :
“
Oi trời ôi đi đứng sao mà ra vầy ? Có gãy xương sống, chấn thương sọ não gì
không ”
Kim
Anh lắc đầu, nước mắt chứa chan làm bà phu nhân nổi giận :
“Thằng
nào, thằng nào đụng con để má điện cho ba gô cổ nó lại…”
Tuyết
Nhi vội đỡ lời :
“
Tối quá nó chạy mất tiêu rồi thím ơi. Cả sáng nay công an người ta lùng khắp
không ra. Thôi để mai mốt về tỉnh con nói ba con mở …cuộc điều tra…”
Trong
khi chờ Giám đốc công an tỉnh vào cuộc, bà phu nhân điều tra chính con gái bà.
Bà nắn tay nắn chân tiểu thư, khi thấy những dấu vết cào cấu trên người , bà
ngờ ngợ :
“
Tông xe gì mà đầy những vết như răng cắn thế này ?”
Kim
Anh hoảng lên đưa mắt cầu cứu bạn. Tuyết Nhi cười xuê xoa :
“
Thì té xuống đất phải xây xát chớ ?”
“
Té cách gì mà chỗ nào xây xát lung tung vầy. Thôi thôi các cô đừng có bịp tôi.
Oi trời ôi, các cô chơi bời sao mà để tụi nó dầy vò đến thế này ? ối con ơi là
con ơi…”
Tuyết
Nhi vội chạy ra đóng sập cửa :
“
Thím cứ la hét người ta nghe thấy, loang chuyện ra thì mất …uy tín Chủ tịch
tỉnh…”
Bà
phu nhân chợt hiểu ra tình thế . Thôi đành ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua
chuyện chứ còn biết làm sao . Bà đành phải nghe Tuyết Nhi chấp nhận một cuộc
đụng xe , rồi cho gọi bác sĩ tới “dặn dò”.
Bác
sĩ Phát nguyên công tác ở bệnh viện “ Bà mẹ Trẻ em” ngoài Hà Nội,
dính dáng tới tham ô thuốc tây nước bạn viện trợ , may chưa đi tù chỉ “xử lý
nội bộ” đuổi ra khỏi ngành, đành biệt xứ vào Sàigòn mở phòng mạch lậu chuyên
nạo thai con gái nhà giàu , vá trinh con gái nhà nghèo. Nghe tin phu nhân
Chủ tịch tỉnh muốn gặp, biết đụng thứ dữ, bác sĩ Phát vội bỏ cả việc thăm
thai, tới ra mắt bà ngay lập tức. Bà phu nhân nhìn ông thầy thuốc từ đầu tới
chân rồi mới lên giọng :
“
Nghe nói phòng mạch tư của bác sĩ làm ăn phát tài lắm ?”
Bà
phu nhân nhấn mạnh câu “phòng mạch tư” làm ông bác sĩ giật thót người :
“
Dạ dạ..cũng nhì nhằng..lấy công làm lãi ạ…”
“
Hình như khách hàng của bác sĩ toàn các cô gái lỡ làng…”
“
Dạ, dạ…cũng là để giúp các em ổn định tư tưởng, ổn định tinh thần …yên tâm học
tập thôi ạ…”.
Biết
ra oai vậy đủ rồi, bà phu nhân rút túi ra một tập tiền dày cộp :
“
Mọi chuyện nhờ bác sĩ lo cho cô Kim Anh nhà tôi mau mau phục hồi sức khoẻ…”
Ong
bác sĩ rối rít :
“
Dạ được, dạ được, cứ để cô nằm đây, tôi sẽ phục vụ tận tình chu đáo…”
“
Nhưng phải thật kín ! Không có ghi tên ghi tuổi gì hết, lọt chuyện ra ngoài,
chắc ông biết cái gì sẽ tới với ông ?”
Ong
thầy thuốc xanh mặt, thề sống để dạ, chết mang đi, cam đoan không gây tai tiếng
cho gia đình. Cầm cọc tiền , ông cười xởi lởi :
“
Bà yên tâm đi…nghề của tôi mà…”
Chờ
bác sĩ ra khỏi phòng, bà phu nhân mới gọi điện báo cho chồng. Ong Chủ tịch đang
chủ trì Hội nghị phát động “Phong trào xây dựng xã, ấp văn hoá” vội lui
vào phòng riêng. Sau một hồi văng tục bằng thứ ngôn ngữ ngược hẳn với thứ vừa
dùng trong hội nghị, ông mới hét vào máy :
“
Bà cứ cho nó điều trị ở đó, khi nào thật khoẻ hẵng về. Cấm tiết lộ cho ai biết,
kể cả thằng lái xe…”
Thế
là cô tiểu thư phải nằm lì phòng mạch bác sĩ Phát cho tới khi bà Phu nhân tới
thăm ông thầy nhân điện, cô vẫn còn nằm đó. Ngay hôm đó, bà phu nhân tức
tốc thuê một căn buồng khác , tiện nghi đầy đủ, lại có một cái sân nhỏ để thầy
Ba Tạ tối tối ngồi luyện nhân điện. Gã thư ký thật tài ba, cứ như đi guốc trong
bụng bà , khuân về toàn những thứ bà ưa thích, nào giường ngủ , màn tuyn, đèn
ngủ kể cả một chiếc bàn phấn xinh xinh cứ như giành cho vợ chồng mới cưới chứ
không phải cho ông Ba Tạ. Trao chìa khoá phòng cho bà phu nhân, gã hóm hỉnh :
“
Con đánh hai chiếc, thím một thầy một, tuỳ nghi sử dụng. Thôi con tranh thủ đưa
xe đi công chuyện rồi chiều con ghé đón thím nha…”…”
Gã
vừa ra khỏi phòng, bà phu nhân đã cài nghiến ngay chốt cửa , quay sang ông thầy
lúc này đang ngồi ngẩn ngơ ở bộ xa lông mà có nằm mơ thầy cũng chẳng dám mong.
Ong lắp bắp :
“
Mua sắm thế này…tốn kém cho bà quá…”
“
Nhằm nhò gì. Tốn nữa tôi cũng chiều ông.”
Nói
rồi bà đi tới ôm lấy cổ ông thầy, cười khanh khách :
“
Vậy còn ông…ông có chiều tôi không nào ?”
Tất
nhiên là ông phải chiều rồi. Hoá ra ông thầy chẳng ốm đau gì, được nằm chỗ, ăn
uống ngủ nghỉ mấy hôm liền, thầy còn khoẻ hơn cái hôm mới tới nhà bà nữa kìa,
rồi lại còn áp dụng đủ các “chiêu thức”thầy đọc được trong sách tàu làm bà phu
nhân hồn xiêu phách lạc, cứ rống lên như lợn bị chọc tiết.
Mãi
gần chiều, ngó đồng hồ bà mới giật mình :
“
Thôi chết, tới giờ ăn của con Kim Anh rồi, tôi phải về phòng mạch coi sao. Mà
cái thằng thư ký đi đâu giờ chưa quay lại ?”
Ong
thầy đưa bà ra tận ngoài đường, bà còn bịn rịn :
“
Mình cứ ở nhà chờ…em nha. Lo cho Kim Anh xong là em…về liền…Nhớ đừng đi đâu
nha…”
Chờ
bà leo lên taxi khuất rồi, ông thầy mới thở hắt ra. Oi giời ôi, rõ thật là ba
mươi sáu cái nõn nường, sắp có cháu ngoại rồi mà cứ làm như gái mười tám. Ong
bỗng thấy mệt lử cả người, vội quay về phòng, cài chốt cửa, nằm bật ngửa ra
giường. Gớm cái con mẹ này, núi lửa còn phun có giờ, đằng này thì liên tu bất
tận, thảo nào ông Chủ tịch cứ xanh rớt, mắt mũi lờ đờ, mẹ kiếp, chiều được con
vợ này có mà ra ma sớm.
Nghĩ
rồi ông thầy thấy có gì cộm cộm đầu giường. Gì thế này ? Ui trời, tiền, một tập
dầy cộp toàn giấy năm trăm mới cứng cựa. Chỗ này ít cũng phải 30 triệu, chia
cho thằng cháu cũng còn 20 triệu. Mẹ cha cái thằng này hôm nay bóc của bà phu
nhân ít cũng chục triệu mà vẫn còn đòi ăn chia với ông theo tỷ lệ 4-6 có
chết không chứ. Thôi cũng nhờ nó “vạch đường chỉ lối” chứ không thì…ông rùng
mình nhớ lại ngày trước, sáng sáng lót dạ cái bánh mì khô chấm đường với ly trà
đá, đi rạc cẳng, tán mỏi miệng may lắm được vài đồng bạc lẻ, đủ đong bữa
gạo chiều.
Bây
giờ đổi đời rồi. Nào xa lông, nào tủ lạnh, nào bếp ga…gớm thật, cứ như tư bản
không bằng. Bà phu nhân bảo mai mốt còn gắn cả máy lạnh nữa kìa. Vẽ chuyện, cứ
quạt trần vo vo cũng mát chán , máy lạnh tháng tốn cả triệu tiền điện chứ ít
. Ong thầy cứ nghĩ lan man, mắt ríu lại sắp bị lôi tuột vào giấc
ngủ chợt nghe tiếng gõ cửa lọc cọc. Ai nhỉ ? Chẳng lẽ bà ấy quay về sớm
vậy ? Ong dúi vội gói tiền vào dưới đệm rồi ra mở cửa. Tưởng bà phu nhân hoá ra
gã thư ký .
“
Thím đâu rồi chú ?”
“
Ra phòng mạch lo ăn cho cô tiểu thư rồi…”
“
Chết mẹ…giờ chưa về ông Chủ tịch chửi chết…”
“
Mà mày đi đâu giờ mới về ?”
“
Chạy biết bao nhiêu việc bở cả hơi tai , thôi tranh thủ lúc bà ấy chưa về, ta
chia “quả thực “ đi chú ?”
“
Quả thực nào ?”
“
Chú lại còn vờ nữa…tiền “bo” bà vợ ông Chủ tịch trả chú chứ còn tiền nào ? 4-6
đấy nhé, hợp đồng ký rồi…”
Mẹ
cái thằng này, ma xó chắc, ông thầy đành lật đệm lôi ra tập tiền
đưa ông cháu. Chàng thư ký đếm nhoay nhoáy , đút túi một phần, còn lại
đưa cho ông chú, đắc ý :
“
Phần chú đây , trúng mánh lớn rồi nhé. Nhưng mà phải tẩm bổ thật lực vào , chớ
có tiếc tiền, mình còn làm ăn lâu dài , chú mà “ngã ngựa “ là “bể mánh “ đấy…”
“
Vậy mày phải đưa thêm cho tao mua chai rượu Minh Mạng . Gớm cái con mẹ này,
ngựa vía còn gọi bằng cụ…”
Ong
cháu đành rút thêm cho ông chú vài tờ . Ngoài cửa lại có tiếng gõ lạch cạch, bà
phu nhân về, nom bà vui như tết, mắt mũi đỏ bừng, mắt long lanh. Gã thư ký cười
thầm. Đúng là gái được hơi trai như thài lài được cứt chó. Con mẻ này sắp ngũ
tuần rồi vẫn cứ rừng rực như cái lò lửa. Bà phu nhân hỏi :
“
Mày chờ lâu chưa ? Gớm cái cô Kim Anh nhà này, nhõng nhẽo mãi mới ăn hết bát
cơm. Thế còn ông, ông ăn gì bảo nó đánh xe đi mua ?”
Gã
thư ký đứng ngay dậy :
“
Mình về thôi thím, giờ này chắc chú chờ ở nhà…”
“
Lo gì, đã có con Gái ở nhà lo cơm nước chu đáo rồi…”
Vừa
lúc đó, điện thoại di động của bà phu nhân réo lên ầm ĩ.
“
Ổng đấy…”
Bà
phu nhân đưa tay lên miệng ra hiệu im lặng rồi nói liến thoắng vào máy :
“
Nó chưa khoẻ đâu ông ơi. Còn kêu đau lắm. Tôi phải ở lại với nó ít ngày kéo đêm
nó ngủ một mình lỡ có chuyện gì…Vậy hả, vậy được được, ông chịu khó ở nhà ăn
cơm con Gái nó nấu ít bữa nha…Vâng vâng, ông cứ yên tâm…mọi chuyện tôi lo chu
đáo hết…vâng vâng…”
Bà
phu nhân tắt máy, mặt mũi tưng bừng như trẻ được quà. Bà quát gã thư ký :
“
Mày nghe thấy chưa ? Mày đánh xe về trước , lúc nào cần tao sẽ điện…”
Gã
thư ký vâng dạ rồi cứ gãi tai ì ra . Bà phu nhân sốt ruột :
“
Sao không về kẻo ổng chờ, nhỡ bên Uỷ ban gọi thì sao ?”
“
Dạ…dạ…xe hết xăng rồi thím …”
Bà
phu nhân hiểu ý, mở ví ra đếm loẹt xoẹt :
“
Đây ,cầm thêm đi đường, liệu giữ mồm giữ miệng nghe chưa…”
“
Thím yên trí đi, con đã đạo diễn thì phải nói là…trên cả tuyệt vời.”
Chờ
gã thư ký cầm tiền phóng khỏi phòng như gió, bà phu nhân mới quay sang ông thầy
:
“
Kìa, sao cứ đứng như bụt mọc thế ? Lại đây, lại đây bảo này…”
Bà
kéo ngã ông thầy xuống giường khiến ông vội la lên :
“
Còn chưa chốt cửa, nhỡ có ai thấy…”
“
Mặc kệ, ai thấy thì thấy, sợ gì…”
Rồi
bà cười khanh khách :
“
Tôi còn chẳng sợ nữa ông. Nào…nào…mình ơi…”
Ông
thầy đành mắm môi mắm lợi “tác nghiệp” trên người phu nhân làm bà lại giãy đành
đạch như đỉa phải vôi.
Trong
lúc này, ông Chủ tịch cũng đang mở cờ trong bụng. Vắng vợ và con gái – hai
người đàn bà gây biết bao phiền toái, ông nhẹ nhõm cả người. Công việc cơ quan
quay mòng mòng, đầu óc mù tăng tít, về nhà vợ con lại mè nheo toàn chuyện nọ
chuyện kia làm ông muốn ngủ phắt cơ quan cho rồi. Nhưng vậy đâu có được,
miệng tiếng thiên hạ rồi sẽ thêu dệt đủ điều – nào vợ chồng đồng chí Chủ tịch
tỉnh đang ly thân sắp ly dị, nào ổng trốn vợ tìm “của lạ”…ôi thôi, những xì
xầm sau lưng cứ thế lan khắp cơ quan, thế nào cũng tới tai đồng chí Bí thư tỉnh
ủy và thằng Mừơi Vỉa, em ruột đồng chí ấy, hiện là Trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ
sẽ có cớ đẩy ông khỏi thường vụ thì chao ôi…khoá này chưa chắc giữ được ghế Chủ
tịch nói gì khoá sau. Bởi thế cơm nước xong, đuổi chị Gái xuống nhà dưới,
ông bắc ngay cái võng ra giữa vườn hoa, nằm đu đưa, ngửa cổ nhìn trời.
Mảnh
trăng lưỡi liềm đỏ quạch chẳng gây cho ông chút mơ màng, ngược lại gợi
cho ông biểu tượng của Đảng để đưa ông về với buổi họp thường vụ tỉnh uỷ sáng
nay. Mẹ kiếp, cái vụ ký cho ba thằng Đài Loan xây nhà máy gốm sứ tưởng đã êm,
nào ngờ ba thằng thối miệng còn moi ra chất vấn.
Nào
bóp chết công nghiệp địa phương, nào ô nhiễm môi trường, nào bên phía đối tác
có quà cáp gì không mà đồng chí Chủ tịch sốt sắng ký cho nó vậy? Toàn là “bổn
cũ soạn lại”, chẳng có chứng cớ gì nhưng cũng làm ông Chủ tịch mặt đỏ tía
tai hùng hổ :
“Gần
suốt cuộc đời tôi theo đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của đảng,
tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục
thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua... suốt đời vì dân vì
Đảng, không đời nào bán rẻ lương tâm danh dự lấy ba cái đồng tiền nhơ bẩn đó. “
Càng
phát biểu ông Chủ tịch càng lớn tiếng khiến đồng chí Bí thư phải cắt ngang :
”
Thôi thôi, đồng chí Chủ tịch không nhận tiền của phía đối tác thì thôi, ta cho
qua vụ này, nhưng thường vụ cũng cần lưu ý đồng chí phải tăng cường cảnh giác,
tụi tư bản rất xảo quyệt, nó cho tiền mình nhưng rồi nó bí mật quay phim, chụp
hình, ghi âm mai mốt dùng những bằng chứng ấy để khống chế mình, tới lúc đó
trời cũng chẳng cứu được. Cái đó nằm trong âm mưu diễn biến hoà bình của các
thế lực phản động, chống phá cách mạng…”.
Nhớ
lại câu nói của đồng chí Bí thư, ông Chủ tịch cười khẩy, xưa lắm rồi anh Sáu
ơi, bây giờ làm gì ra chuyện nhận tiền phải ký giấy rồi cầm cả cục mà đếm loẹt
xoẹt như ngày xưa nữa. Lúc đầu ông cũng lo vậy, khăng khăng không chịu ký, rồi
gã thư ký gỉ tai, ông cứ ký đi, chẳng cần tên tuổi, thẻ thiếc mẹ gì hết, ông cứ
nghĩ ra một con số, ”nó” sẽ mở cho ông một tài khoản ở nhà băng nước
ngoài có chi nhánh tại Sàigòn, khi lĩnh tiền ông chỉ tới đó, nói con số
đó ra là “nó” cho ông rút tiền thoải mái miễn trong tài khoản ông còn tiền. Ong
Chủ tịch khăng khăng không tin, làm gì dễ dàng thế, tiền bạc quản lý vầy có mà
loạn ngân hàng.
Thế
rồi một hôm gã thư ký rủ ông tới Chi nhánh Ngân hàng EIC ở tận Sàgòn “thực mục
sở thị” . Đậu xe trước toà nhà cao ngất, lại vào thang máy chạy mãi lên
tầng 8, hai thầy trò mới dắt díu nhau vào một phòng lớn vây quanh toàn kính
dầy, sáng choang và mắt lạnh. Một cô nhân viên xinh đẹp, váy ngắn, thơm phức lễ
phép mời ông vào phòng trong. Ong đang có ý ngần ngừ, gã thư ký đã dục :
”
Chú cứ vào đi, con ngồi ngoài này…”
“
Mày cùng vào với tao chớ ?”
“
Ay không được, con vào lộ mã số của chú thì sao ?”
Ong
Chủ tịch đành theo chân cô nhân viên bước qua hành lang sâu hút vào một
phòng nhỏ, ở đó đã có một bà to béo chờ sẵn. Bà nói :
“
Chúc mừng ông, ông đã có một ngân khoản 50. 000 USD ở ngân hàng chúng tôi, chỉ
xin ông một con số gồm cả chữ lẫn số để sau này tiện rút tiền…”
Bà
ta dắt ông tới ngồi trước màn hình máy vi tính, hướng dẫn ông cách gõ chữ và số
rồi ngồi chờ. Lúc này ông Chủ tịch nghĩ lung lắm, hoá ra thằng thư ký nói đúng,
chẳng cần khai họ tên, chẳng phải trình giấy chứng minh nhân dân, chẳng phải
lưu bút tích, cứ gõ đại một con số thì đã chết ai. Nhưng mà số gì cho dễ nhớ
đây ? À thôi phải rồi , lấy ngày Quốc khánh của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
là chẳng khi nào quên. Nghĩ rồi ông mổ cò trên bàn phím : QK- CHXHCNVN-291945.
Xong rồi. Bà to béo cười vui vẻ :
“
Vậy ông có cần giấy bút để ghi lại con số này không ?”
“
Khỏi khỏi, tôi nhớ được mà…”
“
Vậy tốt, khi nào cần rút tiền, ông hoặc vợ con ông cứ tới đây nói số đó ra
chúng tôi sẽ đưa ông số tiền cần rút.”
Ong
Chủ tịch vội vàng :
“
Khỏi khỏi, mình tôi tới được rồi…”
Chứ
lại không đúng sao ? Dính mụ vợ với đứa con gái vào có mà lộ hết bí mật, rồi
bao nhiêu tiền của ông nó rút sạch thì có mà ăn cám. Thôi cứ riêng mình biết
cho chắc ăn. Mấy hôm sau gã thư ký lại đưa ông tới Chi nhánh Ngân hàng
EIC để ông rút thử tiền coi có được không ? Lần này nó ngồi lại xe con để ông
đi một mình lên đó. Quả nhiên, ông chỉ nói ra mã số, không đầy 10 phút sau bà
to béo đã đếm xoèn xoẹt đủ 10 tờ 100 USD theo yêu cầu của ông.
Ngồi
trên xe hơi, dắt kỹ một ngàn đô la vào túi ngực, ông Chủ tịch vẫn chưa hết bàng
hoàng. Ra bây giờ nó làm ăn tinh vi thiệt. Cứ thế này thì cố nội thằng thanh
tra cũng chẳng tìm ra. Nghe nói theo Luật quốc tế chỉ trừ khi Quốc hội họp, ra
yêu cầu thì nhà băng mới công khai số tiền, ái chà , chuyện đó thì đừng hòng
nhé, quốc hội là tay chân của đảng , đời nào lại làm cái việc phản đảng thế,
với cả ông có khai tên tuổi gì đâu mà lo.
Nghĩ
vậy rồi ngay chiều hôm đó ông Chủ tịch yên tâm hạ bút ký cho đối tác Đài Loan
thuê luôn 100 ha đất mở Nhà máy gốm sứ. Sáng hôm sau, chàng thư ký ghé tai ông
:” Tài khoản của chú vừa tăng thêm 20 ngàn đô la nữa đấy…”. Ong Chủ tịch không
trả lời chỉ gật gật và nhếch mép cười.
Vậy
đó, làm ăn theo công nghệ mới tinh vi vậy đó, đâu có chuyện “quay phim, chụp
hình , ghi âm” như anh Sáu Bí thư răn đe ? Người đâu mà lạc hậu thế không biết.
Rồi bất chợt, nghĩ ra một điều gì đó, ông Chủ tịch bật cười một mình. Thôi đúng
mình ngố thật, không khéo anh Sáu lại cũng có vài ba con mật mã như mình cũng
nên . Ong giả nai vậy thôi, chó đâu chê cứt ? Nghĩ vậy đồng chí Chủ tịch tỉnh
hoàn toàn yên tâm, nằm duỗi dài trên ghế bố khoan khoái hít thở không khí trong
lành của buổi tối ngoài vườn.
Thế
rồi bất chợt con dế của ông bính boong? Ai vậy cà ? Không lẽ vợ báo tin
con Kim Anh bị biến chứng ? Không phải, số gọi tới lạ hoắc. Mẹ kiếp, lại tên
oan sai nào xin trình bầy hoàn cảnh hay lão cựu chiến binh nào xin
xỏ . Ong bấm thoát cuộc gọi nằm xuống lim dim mắt.
Bip,bip,bip…
có tin nhắn. ” Đừng tắt máy, đồng chí Chủ tịch đang gặp chuyện rắc rối đó…”.
Ong
Chủ tịch ngồi nhỏm ngay dậy, vẫn số máy vừa gọi nhắn tin . Thằng nào thế ?
Chuyện rắc rối gì đây ? Ong Chủ tịch đã nhận nhiều tin nhắn vừa đe doạ vừa chửi
bới nhưng để ngoài tai, cũng chẳng thèm báo bên bưu điện dò ra thằng nào thêm
rách việc, cứ đóng máy lại là êm. Riêng tin nhắn này, linh cảm nào đó làm ông
bồn chồn.
Ai
vậy nhỉ ? Nó bảo ông đang gặp rắc rối gì vậy ? Nỗi lo mơ hồ làm ông hết cả hứng
nằm vườn, bước vội về phòng, lăm lăm điện thoại di động chờ đợi. 5 phút…10
phút…trôi qua…vẫn im re. Quái thằng nào gọi điện đòi nói chuyện rồi mất hút thế
?
Ong
ngồi bàn giấy trong phòng ngủ soát lại mọi chuyện coi sơ sẩy gì không ? Ngày
hôm nay ông đã ký duyệt Công ty vật tư Nông nghiệp nhập 50 ngàn tấn phân u rê,
ký lệnh cưỡng chế giải toả 10 ngôi nhà dân không chịu nhận tiền đền bù di dời
giải phóng mặt bằng cho Khu chế xuất …không , không, tụi nó đã tham mưu rất kỹ,
dứt khoát không rắc rối gì ? Bỗng ông lạnh toát người, hay chuyện tài khoản bí
mật đối tác Đài Loan rót tiền đã bị lộ ? Không, không thể nào, ngoài ông và
thằng thư ký ra, không ai biết , mà ngay cả thằng này phản ông cũng chẳng có
bằng cớ gì . Vả lại ông đã nắm nó rất chặt, ngay trong tình huống xấu nhất, ông
mất ghế Chủ tịch, nó cũng không dám tố cáo ông .Vậy chuyện gì ? Hay thằng dấu
mặt này hù doạ ông chơi thôi ?
Ong
Chủ tịch như có cục than hồng trong ruột, mẹ thằng này, chơi trò tâm lý chiến ,
mặc cha nó, cứ tắt máy di động, lên giường nằm đọc Tạp chí Cộng Sản cho quên
đi.
Lật
qua phần xã luận “Xây dựng Đảng trước hết phải diệt trừ tham nhũng và
hối lộ, hai kẻ thù dấu mặt”, ông giật mình, nó như nhằm vào chính ông, nào
ăn chia dự án, nào nhận tiền nước ngoài, nào mua quan bán ghế …. Đọc tới đâu
sởn da gà tới đó, rồi ông bỗng vố đùi đánh đét, Đ.M….bốc phét, lý luận suông,
quan chức từ trung ương xuống địa phương có thằng nào là không ăn, chó
chê xương, mèo chê mỡ à ? Không nha, diệt trừ tham nhũng có mà tan Đảng,
sập Nhà nước, bất chợt ông nổi cáu, vung tay quăng tờ tạp chí xuống đất .
Chuông điện thoại để bàn bỗng nổ giòn , lại “nó” chứ không ai, ông đành bốc máy
nghe tiếng cười nham nhở :
“
Tại sao đồng chí Chủ tịch tắt máy di động ?”
“
Mày là thằng nào ?”
“
Dạ…con là …con đây mà…”
Ong
hiểu trong những vụ thế này chẳng bao giờ “đối tác” khai tên , giọng lạ hoắc,
sao biết được ai ? Ong đành xuống nước :
“
Mày muốn gì ?”
“
Từ từ , thế đồng chí Chủ tịch đã đọc báo chưa ?”
“
Báo nào ? Nó viết về tao hả ?
Đụng
tới báo chí, ông Chủ tịch muốn đứng tim, tất nhiên khỏi lo báo tỉnh nhà, Tổng
biên tập là đàn em,chó khôn không bao giờ cắn chủ,vụ bôi xấu cậu Cả con bà thủ
thư, bồ Kim Anh hắn đã giúp ông xuất sắc, bởi thế ông chỉ sợ báo trung
ương, điểm mặt thằng nào chết thằng đó. Ong vội vã :
“
Phải báo Nhân Dân không, nó viết gì về tao ?”
“
Không phải báo Đảng mà cũng chẳng phải viết về đồng chí Chủ tịch…”
Ong
thở hắt ra, nhẹ nhõm như vừa cất đi tảng đá. Ong cười khà khà :
“
Vậy mắc mớ gì tới tao, mày lộn địa chỉ rồi, cúp nhá…”
Ong
đặt máy cái rụp. Kiểu đòn gió này ông gặp cả lố. Cứ cà kê dê ngỗng , cuối cùng
thế nào cũng thò ra “ chú Hai ký giùm con ”. Còn lâu nhá, mộc Chủ tịch
tỉnh đâu phải củ khoai củ mì ?
Ly
nước yến trong tủ lạnh làm ông tỉnh táo, đêm nay vợ con vắng nhà,
ông kiểm lại “quỹ đen” chỉ mình ông biết. Vàng, hạt xoàn, đô la, giấy chủ quyền
nhà đất… trong két sắt cứ mặc mụ vợ ôm khư khư như đười ươi giữ ống, ông chỉ
quan tâm tới tờ giấy tuyệt mật dấu trong cuốn Lênin toàn tập số 9 tại trang 99
. Ông lấy toàn số 9 , số hên mà. Tờ giấy ấy đây, nó vẫn nằm yên như vật
bảo hiểm cho ông suốt đời. Số mầu đỏ ghi mật mã tài khoản, số mầu xanh ghi số
dư hiện có. Cũng chưa nhiều lắm, mới ngót 300 ngàn đô la, so với các đồng chí
ngoài trung ương chỉ là… số lẻ. Tháng sau có thể thêm vài chục ngàn khi ông ký
chỉ định thầu cho Công ty Agromachinex của Malaysia bán thiết bị toàn bộ cho
Nhà máy Chế biến mủ cao su.
Chưa
kịp tận hưởng hết niềm vui có đống tiền trong tay, bên tai ông lại vang lên
tiếng điện thoại. Ong nhét vội cuốn Lênin toàn tập vào chỗ cũ, nhào ra
nhấc máy.
“
Đồng chí Chủ tịch đừng cúp máy, chuyện này có liên quan tới đồng chí đấy…”
Lại
“nó”, muốn chơi trò gì nữa đây, ông sẵng giọng :
“
Chuyện gì ?”
“
Đồng chí Chủ tịch đọc bài “Tình trạng bằng giả lan tràn ở tỉnh Cà Mâu
chưa ? Báo công an tuần rồi đó…”
“
Chuyện đó mắc mớ gì tới tao ?”
“
Khối anh mất chức vì xài bằng rởm …”
Ong
Chủ tịch nổi cáu :
“
Chuyện đó ở Cà Mâu, tỉnh ta không có…”
Bên
kia đầu dây vang lên giọng cười rất đểu :
“
Ay thế mà có đấy, người xài bằng rởm chẳng ai khác, chính là…. đồng chí Chủ
tịch tỉnh đấy…”
“
Bố láo, đồ vu cáo…”
Ông
Chủ tịch quát lên rồi dập máy. Thằng này khốn nạn thiệt, ông chỉ có hai bằng
đại học, một của Trường Nguyễn Ai Quốc II, cấp từ năm 1999 học hành thi
cử đàng hoàng, một của Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Khoa tại chức, cũng
qua thi tốt nghiệp hẳn hoi. Cả hai đều đóng mộc đỏ choé và hiện lưu
trong hồ sơ tổ chức tỉnh uỷ, lấy đâu ra bằng giả ? Mẹ kiếp, đòn gió kiểu này
chỉ doạ con nít. Ong yên tâm tắt đèn đi ngủ. Sáng hôm sau từ trên xe bước xuống
cơ quan, ông Chủ tịch đã được gã thư ký nhào ra đón bằng nụ cười trìu mến :
“
Chú Hai tới sớm vậy ? Đêm qua thím vắng nhà chắc chú không ngủ được ?”
Thằng
này nói đúng, ông trằn trọc mãi, không phải vợ vắng nhà mà
chuyện bằng rởm cứ lởn vởn trong đầu.
“
Mày có báo công an tuần trước không ?”
“
Con kiếm dễ ợt, mà có chuyện gì không chú ?”
Ong
Chủ tịch lắc đầu :
“
Không có chuyện gì, tao muốn đọc chơi vậy thôi.”
Sáng
nay lẽ ra phải tập trung nghiên cứu dự thảo đề án “Quy hoạch rừng phòng hộ” Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đang xin ký duyệt, ông Chủ tịch lại cắm
cúi vào tờ báo công an. Đọc kỹ càng từ đầu đến cuối bài “bằng giả ở Cà Mâu”,
cầm chắc mình chẳng dính dáng gì, ông vươn vai khoan khoái, quay sang chàng thư
ký :
“
Mày gọi thằng Ut, Giám đốc Sở Giáo dục sang tao hỏi…”
Không
đầy 15 phút sau, ông Ut đã lật đật cắp cặp bước vào phòng Chủ tịch với vẻ
đầy lo âu .
“
Báo cáo anh Hai, anh cho gọi em ?”
“
Ngồi xuống đi…”
Ong
Giám đốc Sở Giáo dục lo ngay ngáy. Vụ tuyển sinh vừa rồi ông cũng có “nhận chút
đỉnh” để đưa mấy con đại gia trong tỉnh vào danh sách được tuyển. Chuyện kín
bưng vầy chẳng lẽ tới tai Chủ tịch. Mẹ kiếp, lại phải cưa đôi cho ổng là cái
chắc. Đời bất công thế, quan càng to càng ngồi mát ăn bát vàng, chẳng phải chạy
ngược chạy xuôi con mẹ gì mà tiền vẫn dzô đều đều. Nắm tình hình nhậy bén vậy,
chắc chắn ổng có nội gián ngay trong Ban Giám đốc Sở ? Đứa nào vậy, kỳ
này phải tìm cho ra, triệt tận gốc. Nhìn vẻ mặt lầm lầm của ông Ut, ông Chủ
tịch chột dạ. Không khéo chính thằng cha này dựng chuyện ông xài bằng giả cũng
nên. Ong vứt ra tờ báo, hất hàm :
“
Mày đọc bài báo này chưa ?”
Ong
Giám đốc Sở run run cầm tờ báo, liếc nhanh. Hoá ra không phải chuyện ông ăn
tiền trong tuyển sinh, mà là chuyện tào lao tận tỉnh Cà Mâu. Rõ thần hồn nát
thần tính, cứ thế này thì đau thần kinh, trống ngực đang đập liên hồi chợt chậm
lại, ông Giám đốc Sở vui vẻ hẳn lên :
“
Báo cáo anh, em đọc rồi, mấy cha bên Cà Mâu tệ vầy đó. Bộ Giáo dục cũng
mới có chỉ đạo cho các Sở phải rà soát lại, ai xài bằng giả dứt khoát phải kỷ
luật nặng. Vụ này anh Hai yên tâm, em sẽ làm thiệt mạnh tay, lôi ra bằng hết
những đứa dối dân, lừa Đảng, ngay cả chuyện bằng cấp mà nó còn lừa đảo , chuyện
lớn quốc kế dân sinh thì sao ? Báo cáo Chủ tịch, em sẽ…”
Ong
Chủ tịch sốt ruột cắt ngang :
“
Vậy rồi mày đã tìm ra thằng nào xài bằng giả chưa ?”
“
Dạ chưa, ở tỉnh khác không nói, chứ tỉnh mình, em dám cam đoan tuyệt đối
là không ạ…”
Ong
Chủ tịch tươi hẳn lên, cười giòn giã ::
“
Vậy tốt, qua kiểm tra có gì nghi vấn phải báo cáo ngay Uỷ ban có biện pháp xử
lý nghe chưa ?”
Ong
Giám đốc Sở vâng dạ rối rít, cóm róm bước khỏi phòng. Lúc này ông Chủ tịch mới
yên tâm, rõ thiệt là báo động giả, thằng cha dấu mặt chắc chắn chơi trò đòn
gió, tâm lý chiến. Ong quay sang chàng thư ký, cất giọng oai vệ :
“
Dự án “ Quy hoạch rừng phòng hộ “ đâu ? Đưa tao coi…”
còn nữa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét