TÔI


Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

70 Năm Tình Ca Việt Nam (1930 – 2000)

70 Năm Tình Ca Việt Nam (1930 – 2000)


 
 
 
 
 
 
Rate This

Đây là tập hợp các nhạc phẩm của các tác giả nổi tiếng trong nền Tân Nhạc Việt Nam. Hy vọng các bạn sẽ cảm nhận được những khúc tình ca và phổ biến các tình ca của Tân Nhạc Việt Nam. Một nền Tân Nhạc đang bị giới trẻ lãng quên và chìm đắm trong các ca khúc quá dễ dãi và vô vị…
Trịnh Công Sơn với những tình khúc như lời tỏ tình với cuộc sống.
Phạm Duy với dòng âm nhạc đậm nét dân tộc với đủ các thể loại Tình Ca, Du Ca, Trường Ca,…
Đoàn Chuẩn với các ca khúc bất hủ về mùa thu.
Lê Uyên với các ca khúc về tình yêu lứa đôi trần trụi và đời thường.
Vũ Thành An với các bài Không tên bất tử.
Từ Công Phụng với những ca khúc tình tự với cuộc sống và giọng ca trầm.
Lam Phương, nhạc sĩ bất hạnh trong tình yêu, với những thăng trầm trong cuộc sống được biểu hiện qua các sáng tác của ông.
Lê Thương, nghệ sĩ đa tài với sáng tác nổi tiếng trường ca Hội Trùng Dương.
Đặng Thế Phong, người nhạc sĩ thiên tài nhưng mệnh yểu với một số ca khúc được biết đến như: Giọt mưa thu, Con thuyền không bến… buồn thê lương.
…………
Dương Thiệu Tước, người nghệ sĩ đa tài và thâm thúy
…….
(Trích từ SBS radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên soạn)

    THỜI KỲ TRƯỚC 75

    Phim hay cực ngắn | Grand Prize Winner – 3 minute film

    Phim cực ngắn nhưng đã diễn tả được tình cảm của cả một đời người!!!
    Đạo diễn xứ Anh Sir Ridley Scott đã tổ chức 1 cuộc thi thế giới về Phim với tiêu đề “Hãy diễn tả theo cách của bạn !”, cuộc thi dành cho những ai muốn trở thành đạo diễn và có hơn 600 người tham dự. Điều kiện dự thi như sau …
    Phim không được quá 3 phút chiếu, hội thoại không được quá 6 dòng, chủ đề phải “cảm động” ! Đạo diễn Keegan Wilcox đã đoạt giải với đoạn phim “ PORCELAIN UNICORN“ – CON KỲ LÂN BẰNG SỨ. Chủ đề là …“Một câu chuyện của 2 nhân vật mà mọi thứ đều trái nghịch nhau nhưng dù vậy vẫn rất gần nhau!“
    Để hiểu vì sao phim này đoạt giải… xin xem Clip bên dưới:



    Những lời thoại trong phim:
    - What is that? | Cái gì vậy?
    - It’s a unicorn | Nó là một con Kỳ lân (Ngựa có sừng ở châu Âu. Trong phim này đó là biểu tượng của lý tưởng, sự công bằng.)
    - Never seen one up close before | Tôi chưa bao giờ nhìn thấy biểu tượng đó (ngôi sao màu vàng) quá gần trước đây. (Đó là biểu tượng của phe đối lập – quân đội Xô Viết.)
    - Beautiful | Nó (ngôi sao vàng) rất đẹp! (Đối với bọn trẻ, lý tưởng của quốc gia họ là đẹp nhất.)
    - Get away | Đi khỏi đây
    - I’m sorry | Tôi xin lỗi. (Xin lỗi vì để cho quân thù chạy thoát.)
    Lời bình:
    Phim trong bối cảnh thế chiến thứ hai. Trong một căn nhà hoang tại Đức – 1943. Kẻ trốn chạy là một cô bé thuộc quân đội Xô Viết; Những cậu học sinh của nước Đức và sự truy lùng của quân Đức quốc xã (dưới quyền cai trị của Adolf Hitler – một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy.)
    Thời gian từ 1941 – 1945 là thời gian Đức quốc xã tấn công Liên bang Xô Viết và bắt đầu cuộc “Chiến tranh vệ quốc vĩ đại” của Liên Xô. Trong hai năm 1941 – 1942 quân Đức đã chiếm đóng một phần lớn lãnh thổ phía tây của phần châu Âu của Liên Xô nơi có 70% dân số và tiềm lực kinh tế của đất nước. Cuộc chiến tranh này đối với Liên Xô là có tính chất sống còn: không những sự tồn tại của quốc gia bị đe doạ mà dân tộc đang đứng trước nguy cơ diệt chủng.
    Quân đội Xô Viết tuy thất bại nặng nề, bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh hàng triệu người nhưng đã chống trả rất kiên cường theo khẩu hiệu “tử thủ” bất kể mức độ hy sinh và cuối năm 1942 đã chặn đứng được quân đội Đức quốc xã tại cửa ngõ thủ đô Moskva.
    Trong các năm 1942 – 1943, các nỗ lực chiến tranh và kinh tế to lớn của Liên bang Xô viết cộng với sự giúp đỡ của đồng minh Anh – Mỹ trong Liên minh chống Phát xít đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng Stalingrad và Kursk. Đến cuối năm 1944 Liên Xô đã giải phóng được toàn bộ đất đai của mình và đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu và Trung Âu và đưa chiến tranh vào chính nước Đức. Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng.
    Hình ảnh con Kỳ lân được hoàn hồi hình ảnh và trở về với chủ nhân qua những biến cố thời gian là hình ảnh của lý tưởng và sự công bằng sẽ luôn được khôi phục bằng ý chí, tinh thần dũng cảm và sự kiên trì của con người. Tuy không còn nguyên vẹn nhưng nó có một siêu giá trị vô hình ẩn bên trong – dù nó chỉ là con “Kỳ lân bằng sứ.”
    KTS. Lê Minh Hưng dịch và bình

    Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

    Tốc độ màn trập và câu hỏi tại sao ảnh không nét


    Độ mở rộng hoặc thu nhỏ của các lá khẩu trong ống kính còn được gọi là “khẩu độ”, có tác động trực tiếp đến lượng ánh sáng đi vào cảm quang (hoặc bề mặt phim gắn trong máy ảnh đối với máy ảnh chụp bằng phim). Việc thiết đặt tốc độ màn trập có tác động đến thời lượng để ánh sáng đến được cảm quang (hoặc bề mặt phim đối với máy ảnh chụp bằng phim).

    Có thể hình dung đơn giản hơn với hai tình huống sau: nếu với một thiết đặt tốc độ màn trập máy ảnh nhanh, thì cần một lượng ánh sáng nhiều, và để có lượng sáng nhiều thì cần khẩu độ mở lớn. Ngược lại, nếu tốc độ màn trập máy ảnh chậm, thì khẩu độ khép nhỏ hơn. Một biến số khác tác động đến việc cân bằng mức độ phơi sáng là ISO, dựa theo độ nhạy sáng của cảm quang hoặc của phim bên trong máy ảnh. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong một dịp khác, bài này tập trung về “tốc độ màn trập”.



                     Chụp ở tốc độ quá chậm, máy ảnh không cố định, ảnh mờ nhoè mọi vật thể toàn khung ảnh.


    Chụp tốc độ cao, bắt dính cả giọt nước đang rơi xuống. Tấm này tôi sử dụng ống macro, gắn cố định máy ảnh vào tripod, tốc độ 1/250s, và cho nước nhỏ giọt xuống tô nước.


    Như vậy, với tình huống tuỳ chỉnh tốc độ màn trập quá chậm, tay giữ máy ảnh có độ rung lắc, ảnh được chụp có kết quả bị mờ nhoè. Chẳng hạn trường hợp bức ảnh trên, tôi chụp ở tốc độ 1/10s trong tư thế máy ảnh không cố định, ảnh mờ nhoè không thể cứu vãn. Theo kinh nghiệm của nhiều người chụp ảnh đúc kết lại thành nguyên tắc, tuy không hoàn toàn chính xác 100%, nhưng có hiệu quả trong thực tế đa phần cho những người bắt đầu như anh em chúng ta, đó là thiết đặt tốc độ màn trập (chúng ta hay dùng từ “tốc độ chụp”) đối ứng với tiêu cự của ống kính (tiêu cự tương ứng với máy ảnh khổ film 35mm) đang sử dụng trên máy ảnh. Ví dụ, nếu ta đang sử dụng ống kính một tiêu cự 60mm trên máy ảnh fullframe, thì tốc độ màn trập tối thiểu nên chọn là 1/60 giây; nếu cùng ống kính tiêu cự 60mm gắn trên thân máy ảnh có cảm quang APS-C, tức là hệ số crop 1.5x tức tiêu cự tương ứng với ống kính trên lúc đó là 90mm, thì tốc độ màn trập nên chọn là 1/90 giây. Để đơn giản và khỏi phải tính toán thì bạn cứ nhân đôi tiêu cự lên, chẳng hạn với ống kính tiêu cự 60mm, tốc độ màn trập được chọn để ảnh không mờ nhoè (out nét) là 1/120s hoặc nhanh hơn. Xin nhắc lại nguyên tắc này là đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của nhiều người, không phải là nguyên lý của nhiếp ảnh.

    Nguyên tắc này cần thiết áp dụng cho việc cầm tay chụp ảnh mà thôi. Có nhiều cách khác để chụp với tốc độ màn trập chậm hoặc rất chậm, không cần tương ứng với tiêu cự ống kính, mà vẫn có ảnh sắc nét hoặc độ mờ nhoè có chủ ý. Có thể đặt máy ảnh trên chân máy ba chân (tripod) để giữ vững sự ổn định tối đa có thể, đặc biệt trong trường hợp phơi sáng lâu như các bức ảnh phơi đêm chẳng hạn. Chân máy một chân (monopod) cũng có thể giữ ổn định phần nào, hoặc cho phép thực hiện một cú lia máy (panning). Hoặc, máy ảnh hay ống kính có cơ chế giảm rung (hoặc gọi là cơ chế ổn định hình ảnh) với hệ thống điện tử, giảm độ mờ nhoè ảnh trong trường hợp chụp với tốc độ màn trập chậm cả khi cầm tay chụp.

    Bức ảnh trên bị mờ nhoè do máy ảnh rung lắc. Chúng ta thấy các vật thể tĩnh đều bị mờ nhoè tạo vệt chuyển động, các vật có vệt sáng, đó là do chuyển động của máy ảnh chứ không phải chuyển động của các vật thể. Trường hợp ngược lại, máy ảnh không rung lắc, nhờ gắn vào chân máy, hoặc nhờ cơ chế giảm rung của máy ảnh hoặc ống kính, nhưng đối tượng chụp chuyển động, thì ở tốc độ màn trập quá chậm, ảnh vẫn bị mờ nhoè. Hiện tượng mờ nhoè ảnh trong trường hợp này không do máy rung lắc mà nguyên nhân là tốc độ màn trập chậm. Để cố định đối tượng chụp, cần tuỳ chỉnh một tốc độ chụp đủ nhanh để làm ngưng (bắt nét dính) hoạt động đang diễn tiến. Chẳng hạn chụp ảnh thể thao, các em bé đang chơi... sẽ đòi hỏi tuỳ chọn tốc độ màn trập nhanh, có thể tốc độ lúc đó là 1/500 giây hay 1/1000 giây trở lên chẳng hạn.

    Máy ảnh không rung lắc, nhưng đoàn thuyền chèo mờ nhoè do chuyển động, tán lá cây và vách đá vẫn nét.



    Cũng trường hợp máy ảnh không rung lắc, tôi ngồi trên bờ đối diện, máy cố định, cảnh vật đền thờ xung quanh đều nét, nhưng các thuyền chèo bên dưới chuyển động và bị mờ nhoè.

    Việc quyết định làm ngưng chuyển động (bắt nét dính) một vật chuyển động ở mức độ nào là tuỳ ý định của người chụp. Từ ý định ban đầu, việc chọn tốc độ màn trập sẽ tạo ra những bức ảnh chuyển động mờ nhoè có chủ ý. Trường hợp phơi sáng với tốc độ màn trập rất chậm, gắn máy ảnh vào chân máy, các đối tượng di chuyển trong ảnh hoàn toàn không còn hình dáng, chỉ còn các vệt sáng. Đó là trường hợp chủ ý của người chụp.

    Chụp tốc độ chậm trong trường hợp phơi sáng có chủ ý. Hai làn xe chỉ để lại vệt sáng, các ngôi nhà và xe đậu lề đường vẫn nét rõ. Tấm này tôi chụp tốc độ 30 giây (f/16 iso100)

    Các bạn hãy xem tấm ảnh sau. Chụp từ ghế sân khấu lên màn chiếu phim. Máy ảnh giữ cố định và chụp ở tốc độ đủ để không rung lắc. Ảnh bắt nét toàn bộ khung ảnh. Đạt yêu cầu độ nét, hình ảnh và chữ nghĩa rõ ràng.


     Sự mờ nhoè do máy ảnh chuyển động: Tấm ảnh này tôi chụp tốc độ chậm, 1/2 giây và vừa bấm máy vừa xoay mày theo chiều kim đồng hồ để tạo sự mờ nhoè theo ý muốn để tạo hiệu ứng cảm giác hơn. Ảnh chụp dịp giới thiệu công nghệ phim tương tác.


    Sự mờ nhoè do máy ảnh chuyển động: Tấm này chụp chậm ở tốc độ 1 giây, vừa bấm máy vừa đưa máy chuyển động theo chiều đứng từ trên xuống, tạo vệt sáng theo ý muốn. Ảnh chụp trong Smile Angkor dịp Tinhte nghỉ thường niên 2013.

    Một cách chụp nhoè vật thể hoặc chuyển động đầy sáng tạo là lia máy, xoay máy, hay với thủ thuật zooming (vừa chụp vừa zoom in hoặc zoom out ống kính), nếu kỹ thuật vững, với tốc độ màn trập chậm vừa đủ, sẽ có những bức ảnh thú vị, tạo cảm giác xem ảnh.



    Máy ảnh chịu sự rung lắc trên thuyền, vừa chụp vừa zooming, tạo cảm giác chuyển động của chiếc thuyền vượt ra khỏi cửa động.
    Chẳng hạn tấm ảnh sau, tôi đã chụp các tấm ảnh trước đó nét căng anh nhạc công, nhưng không có cảm giác buổi rock bằng chụp chậm lại để đủ nét nhân vật và mờ nhoè các chuyển động. Điều này cũng tuỳ ở chủ ý và cảm xúc của từng người, nhưng cá nhân mình có chủ ý ấy trong tất cả các bức ảnh trong 
    bài này.
     Tạo cảm giác nhiều hơn là bắt dính chuyển động.

    Hay như tấm dưới này, nếu bắt dính chuyển động thì giảm đi cảm giác động trong ảnh.



    Thiết lập tốc độ màn trập thế nào?

    Trong nhiều tuỳ chọn phương thức chụp của máy ảnh, có phương thức thiết đặt tốc độ tự động. Trên các dòng máy DSLR và nhiều loại máy ảnh khác, có một nút gọi là ưu tiên tốc độ. Thường được đánh dấu bằng chữ “S” (Nikon) hoặc “Tv” (Canon). Bằng cách chuyển qua chế độ ưu tiên tốc độ này, người chụp chủ động kiểm soát tốc độ và để cho máy tuỳ ứng trị số khẩu độ thích hợp cho chính xác với môi trường ánh sáng. Các chỉ số tốc độ thường giới hạn từ 30 giây đến 1/8000 giây trên một số dòng máy mình biết. Ngoài ra, có máy ảnh cho phép chụp với chế độ “Bulb”, cho phép giữ nguyên vị trí màn trập mở khi bấm nút chụp và chỉ đóng khi nút bấm chụp được thả ra. Tốc độ màn trập khi đó dựa vào việc người chụp giữ nút chụp lâu hay mau. Ở chế độ “Bulb” này, sự rung lắc là không tránh khỏi, nên phải gắn máy ảnh lên chân máy hoặc đặt máy ảnh cố định trên bề mặt nào đó, thậm chí phải sử dụng một phụ kiện bấm máy bên ngoài, hay gọi là remote, dây bấm mềm...




    Lời cuối:
    Bài viết cơ bản chỉ mong giúp các bạn bắt đầu làm quen máy ảnh và việc chụp ảnh. Nếu đang loay hoay với khái niệm tốc độ chụp (tốc độ màn trập), hy vọng bài viết này giúp các bạn thêm được phần nào cho việc giải thích ảnh của mình bị mờ nhoè, tình trạng rung lắc, thiết lập tốc độ. Có những hạn chế trong bài do khả năng, mong các bậc cao thủ thông cảm và bổ sung.


    Chúc vui vẻ.


    Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở (Aperture revisited)

    Khẩu độ mở (aperture) được biểu diễn bằng giá trị f/ – hay F-stop trong tiếng Anh. Giá trị f/ càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn (sở dĩ như vậy vì giá trị f/ là một hệ số).  Hình 1 cho thấy các giá trị f/ thường được sử dụng.


                          Hình 1: Khẩu độ mở biểu diễn bằng các giá trị F-stop. F càng nhỏ, khẩu độ càng lớn.


    Trước tiên, ta hãy trở lại với vấn đề giá trị phơi sáng (exposure value / EV). Một bức ảnh được tạo nên bởi 3 yếu tố cơ bản là: (1) tốc độ của chập (shutter speed) – thường tính bằng phần của giây; (2) độ mở to nhỏ của lỗ điều tiết ánh sáng trên ống kính (aperture) – thường tính bằng giá trị f/ và (3) độ nhạy bắt sáng ISO của phim hay cảm biến đối với máy ảnh số. Kết hợp 3 yếu tố này lại ta được giá trị phơi sáng của một bức ảnh (xem thêm bảng GT phơi sáng). Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng lọt vào bản phim hay cảm biến càng nhiều và nếu giá trị tốc độ cửa chập và độ nhạy ISO là không đổi, khẩu độ mở càng lớn thì bức ảnh càng sáng.
    Như vậy, tác dụng đầu tiên của khẩu độ mở là điều tiết ánh sáng nhiều hay ít cho một bức ảnh. Tuy nhiên, khẩu độ mở không chỉ ảnh hưởng tới mức độ sáng tối chung của ảnh mà còn ảnh hưởng tới các yếu tố khác, bao gồm:

                                        Hình 2: Khẩu độ mở ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng cho bức ảnh


    • Chiều sâu ảnh trường (khoảng nét giữa các chủ thể xa gần máy ảnh và điểm căn nét chính). Khẩu độ mở càng lớn (f/ càng nhỏ) thì ảnh càng có chiều sâu nét mỏng hơn. Nói cách khác, với khẩu độ mở càng lớn, các chủ thể cách điểm căn nét (trước và sau) càng có xu hướng mất nét lớn hơn. Khẩu độ mở nhỏ làm tăng chiều sâu ảnh trường, tạo điều kiện để các chủ thể xa điểm căn nét chính về phía trước và phía sau đều nét hơn. Khẩu độ mở nhỏ thường được sử dụng để chụp phong cảnh khi đòi hỏi toàn bộ bức ảnh có độ nét (tương đối) như nhau, trong khi đó, khẩu độ mở lớn thường được sử dụng để chụp chân dung hay đặc tả trong đó chỉ có người/ vật cần nêu bật mới nét còn hậu cảnh và tiền cảnh mờ để làm tăng sự nổi bật của chủ thể chính.
    • Diện tích khu vực nét. Với khẩu độ mở lớn, xung quanh điểm căn nét chính (có cự ly ngang bằng với chủ thể chính tới máy ảnh) có xu hướng nhòa mờ, càng xa chủ thể căn nét chính càng mờ hơn. Ngược lại, khẩu độ mở nhỏ khiến mọi vật xung quanh điểm căn nét tăng độ nét. Như vậy, nếu chụp một nhóm người, ta cần giảm khẩu độ mở xuống (tăng giá trị f/) – lên khoảng 5.6-8 – để bảm đảm mọi người trong ảnh đều nét.
    • Hiệu ứng boke (bokeh). Hiệu ứng boke là sự xuất hiện của những vòng tròng sáng nhòa xung quanh các điểm sáng ở hậu cảnh, theo thẩm mĩ thời nay, các vòng tròn sáng này càng nhòa mịn càng đẹp, tạo ánh sáng lung linh lấp lánh cho hậu cảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì hiệu ứng boke càng lớn (tất nhiên còn tùy thuộc vào chất lượng từng loại ống kính).
    • Cường độ sáng xung quanh tâm điểm. Với khẩu độ mở nhỏ, ánh sáng trên toàn bức ảnh có xu hướng điều hòa hơn (sáng như nhau ở các khu vực khác nhau). Khẩu độ mở lớn tạo sự khác biệt giữa tâm điểm của bức ảnh với khu vực xung quanh. Khi đặt ở khẩu độ mở lớn, khu vực trung tâm bức ảnh sáng hơn, trong khi đó khu vực quanh tâm điểm giảm dần ánh sáng (rất ít và phải để ý mới phát hiện được; thường rõ hơn khi chụp diện tích lớn), càng xa tâm điểm độ sáng của ảnh càng yếu hơn.










                                 Hình 3: Khẩu độ mở thay đổi chiều sâu ảnh trường (F/16 mở tới F/1.4)

    Với các ảnh hưởng này, việc điều chỉnh khẩu độ mở thực sự là một kỹ thuật khó, và càng khó hơn khi phải kết hợp với tốc độ cửa chập để tạo ra bức ảnh vừa đủ sáng, vừa có được các hiệu ứng khác mang tính nghệ thuật cho bức ảnh.
    Các trường hợp thường cần khẩu độ mở lớn hơn (mở khẩu)
    - Chụp trong điều kiện ánh sáng yếu
    - Chụp chân dung
    - Chụp đặc tả một chủ thể chính (người / vật)
    - Tạo hiệu ứng xóa phông (hậu cảnh nhòa mờ)
    - Tạo hiệu ứng boke
    - Cần tăng tốc độ cửa chập để chống rung tay máy
    Các trường hợp thường cần khẩu độ mở nhỏ hơn (khép khẩu)
    - Chụp trong điều kiện ánh sáng mạnh
    - Chụp nhóm người (càng nhiều người dàn hàng ngang hoặc đứng trước sau càng cần khép khẩu hơn)
    - Chụp phong cảnh, kiến trúc
    - Chụp tĩnh vật, quảng cáo cần mọi người/ vật đều nét
    Ghi chú: Do các yêu cầu về kỹ thuật trong công nghệ sản xuất thấu kính và ống kính, ống kính có khẩu độ mở càng lớn, đặc biệt là duy trì được khẩu độ mở lớn trên toàn tiêu cự ở các ống zoom (tiêu cự thay đổi) mà vẫn cho hình ảnh đẹp thì giá thành càng cao, và càng đắt. Các ống kính có khẩu độ mở lớn luôn là niềm mơ ước của người chơi ảnh, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp.






    Giá trị phơi sáng (exposure value = EV) thường xuyên được đề cập trong thế giới nhiếp ảnh. Đây là giá trị thể hiện độ phơi sáng tạo nên bởi sự kết hợp giữa khẩu độ mở (apature = f/stop) và tốc độ cửa chập (shutter speed).
    Khẩu độ mở để ánh sáng lọt qua ống kính thường được thể hiện trên tỷ lệ giữa tiêu cự (focal length) và đường kính lỗ lọt sáng trong ống kính f/1.0 f/1.4 f/2.0 f/2.8 f/4 f/5.6 f/8 f/11 f/16 f/22 f/32 f/45 f/64, v.v… được tính tăng giảm theo bước (stop), bước trước cho lượng ánh sáng khoảng gấp đôi bước sau (Giá trị f/stop càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn và ngược lại). Ở các máy kỹ thuật số cho phép tăng giảm với giá trị nhỏ hơn. Trong giới chơi ảnh Việt Nam, các “stop” khẩu độ mở còn được gọi là “khẩu”, ví dụ: tăng một khẩugiảm hai khẩu.
    Tốc độ cửa chập thường được thể hiện bằng giây hay phần của giây và thông thường được tính tăng giảm theo bước (stop), thường bước sau có giá trị gấp đôi bước trước: 1 1/2 1/4 1/8 1/15 1/30 1/60 1/125 1/250 1/500 1/1000 1/2000, 1/4000 v.v… Các máy kỹ thuật số cho phép tăng giảm với các giá trị nhỏ hơn.
    Sự kết hợp giữa hai giá trị này tạo ra độ phơi sáng của ảnh, đôi khi cũng được tính bằng bước (stop). Nếu tính tương đối, trong một giới hạn nhất định, khi tăng khẩu độ mở lên một bước (giảm giá trị f/stop xuống một stop) và giảm tốc độ của chập xuống một bước thì độ phơi sáng là không đổi. Giá trị này được liệt kê trong bảng sau giúp người chụp tính toán nhanh trong các trường hợp tăng giảm linh hoạt từng yếu tố để kiểm soát độ sáng của ảnh tốt hơn.
                                             Bảng giá trị phơi sáng (exposure values) với ISO = 100

    Các máy kỹ thuật số còn cho phép tăng giám giá trị EV với chức năng bù sáng (expusure compensation) và cho phép điều chỉnh với độ chính xác 1/3 hoặc 1/2 EV (Lưu ý: Trong bảng trên, giá trị EV càng lớn thì ánh sáng càng yếu. Giá trị này chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với độ nhạy ISO).
    Trong bảng này, giá trị phơi sáng EV được đối chiếu theo hai yếu tố khẩu độ mở và tốc độ cửa chập. Tuy nhiên, còn một yếu tố thứ ba ảnh hướng tới độ sáng của ảnh là độ nhạy của phim (hay cảm biến) ISO. Khi tăng độ nhạy ISO lên, độ sáng của ảnh cũng tăng, và khi giảm ISO thì độ sáng cũng giảm. Công thức tính giá trị phơi sáng kết hợp với độ nhạy ISO như sau:
    Tăng ISO thêm một bước (tức là tăng lên gấp đôi, ví dụ ISO 100 lên 200, 200 lên 400, v.v…) sẽ làm tăng độ sáng của ảnh ở mức tương đương với giảm tốc độ của chập xuống một nửa hoặc mở khẩu độ thêm một khẩu (khẩu tính theo thang 1, 1.4, 1.8, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22, 32). Vì thế để EV không đổi, khi tăng ISO thì phải tăng tốc độ của chập lên theo, hoặc khép khẩu độ mở lại (tức là tăng chỉ số khẩu độ mở).
    Các trường hợp sau sẽ cho độ sáng tương đương (tức giá trị EV không đổi), nếu tra bảng EV = 12:
    1. IS0 100 + f/5.6 + 1/125s …..=> EV=12
    2. ISO 200 + f/5.6 + 1/250s …..=> EV=12
    3. ISO 200 + f/8 + 1/125s ………=> EV=12
    Exposure times, in seconds or minutes (m), for various exposure values and f-numbers
    EVf-number
    1.01.42.02.84.05.68.0111622324564
    −6602 m4 m8 m16 m32 m64 m128 m256 m512 m1024 m2048 m4096 m
    −530602 m4 m8 m16 m32 m64 m128 m256 m512 m1024 m2048 m
    −41530602 m4 m8 m16 m32 m64 m128 m256 m512 m1024 m
    −381530602 m4 m8 m16 m32 m64 m128 m256 m512 m
    −2481530602 m4 m8 m16 m32 m64 m128 m256 m
    −12481530602 m4 m8 m16 m32 m64 m128 m
    012481530602 m4 m8 m16 m32 m64 m
    11/212481530602 m4 m8 m16 m32 m
    21/41/212481530602 m4 m8 m16 m
    31/81/41/212481530602 m4 m8 m
    41/151/81/41/212481530602 m4 m
    51/301/151/81/41/212481530602 m
    61/601/301/151/81/41/21248153060
    71/1251/601/301/151/81/41/212481530
    81/2501/1251/601/301/151/81/41/2124815
    91/5001/2501/1251/601/301/151/81/41/21248
    101/10001/5001/2501/1251/601/301/151/81/41/2124
    111/20001/10001/5001/2501/1251/601/301/151/81/41/212
    121/40001/20001/10001/5001/2501/1251/601/301/151/81/41/21
    131/80001/40001/20001/10001/5001/2501/1251/601/301/151/81/41/2
    141/80001/40001/20001/10001/5001/2501/1251/601/301/151/81/4
    151/80001/40001/20001/10001/5001/2501/1251/601/301/151/8
    161/80001/40001/20001/10001/5001/2501/1251/601/301/15
    171/80001/40001/20001/10001/5001/2501/1251/601/30
    181/80001/40001/20001/10001/5001/2501/1251/60
    191/80001/40001/20001/10001/5001/2501/125
    201/80001/40001/20001/10001/5001/250
    211/80001/40001/20001/10001/500
    EV1.01.42.02.84.05.68.0111622324564
    f-number (Theo Wikipedia.org)
    VinaCamera.com
    2008