TÔI


Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

SỬ DỤNG NHANH MÁY ẢNH DSLR

Với giá thành ngày càng rẻ, các hãng ra đời liên tiếp nhiều Model DSLR với giá thành không cao hơn so với dòng PnS là mấy. Do đó số người dùng DSLR ngày càng nhiều. Thường tâm lí người mới cầm máy sẽ rất thiếu tự tin khi chưa làm chủ được máy. Xin chia sẻ những kinh nghiệm làm chủ DSLR chỉ sau 30 phút training ngắn ngủi. Điều đó tưởng chừng như hoang tưởng nhưng lại hoàn toàn là sự thật.

Tuân thủ theo những lưu ý sau:
1- Chọn chế độ thích hợp trên đĩa chức năng:
Nên dùng P (lập trình tự động không đèn flash) trong thời gian đầu hoặc khi muốn chụp nhanh.
Ở chế độ P khác hoàn toàn với chế độ AUTO (full auto) vì AUTO không hiệu chỉnh được iso, cân bằng trắng...
Dùng chế độ A ( tự động tốc độ):
Ở chế độ này, khẩu độ được chọn thích hợp chủ đề chụp, tốc độ sẽ tự động theo nguồn sáng:
ví dụ: f= 11, 16 nếu chụp phong cảnh. f= 3.5, 4.5, 5.6 nếu chụp chân dung...

2- Hiệu chỉnh thích hợp độ nhạy sáng trên máy:
Đơn vị độ nhạy sáng trên máy ảnh là ISO~ASA, có các tham số: 50-100-200-400-800-1600-3200...
Với trời nắng: chọn ISO 100 Với trời râm chọn ISO 200 Với thời tiết xấu, trong bóng râm, trong cửa nhà: chọn ISO 400 Với phòng sáng, sân khấu có ánh sáng tốt...: dùng ISO 800 hay 1600. Cảnh đêm ngoài trời, ánh sáng yếu...: dùng ISO1600-3200

Một lưu ý căn bản là:
Theo dõi thông số tốc độ >>>Để đạt tốc độ an toàn theo lý thuyết là TỐC ĐỘ = TIÊU CỰ SỬ DỤNG
Ví dụ: Dùng 1 lens 85mm thì cần tốc độ an toàn là 1/85s ~ 1/60s trên máy.
Dùng 1 lens 35mm thì tốc độ an toàn là 1/35s ~ 1/30s trên máy
Dùng 1 lens 200mm thì tốc độ là 1/200s...
Với những ống kính chống rung hay những cách cầm máy thiện xạ, tốc độ lí thuyết chống rung thấp hơn 2-3 fstop.

3- Làm chủ chế độ đo sáng và bù trừ EV tốt để có những file hình đúng sáng:
Hình cần được kiểm soát trên LCD máy chụp mới là chính xác. Quan sát bối cảnh của ảnh chụp, nếu bối cảnh tối hơn chủ thể >>>>Dùng bù trừ hay chế độ đo sáng điểm.
Nếu bối cảnh có chênh lệch tương phản không đáng kể (cảnh ngoài trời, chủ thể là người gối cảnh cây cối, núi non, nhà cửa...) thì không dùng bù trừ sáng mà để ở ngưỡng 0.
Những tình huống ngược sáng hay chủ thể tối hơn hậu cảnh (vật sẫm trên nền sáng - trắng) thì thay cho áp dụng bù +EV (cộng EV) ta thay bằng việc bồi đèn flash (nếu có) sẽ hiệu quả hơn.

4- Chọn tư thế cầm máy chắc chắn, gọn gàng:
Nếu có chỗ dựa, điểm tì cần tranh thủ: tựa vào cây, tường nhà, góc bàn - ghế...để tư thế thêm vững chắc.
Cầm máy đúng tư thế, tay trái cầm đỡ trọng tâm máy (nơi tiếp xúc giữa máy và lens), tì sát máy vào trán.
Bấm 1/2 cò để máy canh nét xong và bấm tiếp để chụp: Không bấm giật cục 1 lần.

5- Bố cục ảnh gọn gàng, tự tin và làm chủ tình thế:
Luôn có bố cục ảnh gọn gàng, không thừa và thiếu.
Đặc biệt lưu ý đến hậu cảnh phía sau chủ thể.
Với các tình huống sự kiện nên làm chủ và đoán trước diễn biến để có vị trí đứng tốt.
Không bấm tràn lan gây tâm lý chán nản với những khung hình chưa ưng ý.
Chỉ nên chụp khi chủ động và khuôn hình đã được chọn đẹp nhất.
bị máy và dụng cụ đầy đủ, tránh những bất ngờ khi thiếu đồ dùng cũng là một yếu tố tâm lí tốt.
tin với thiết bị mình đang sử dụng:
Người mới làm quen máy hay bị yếu tố tâm lí, hay cho là thiết bị của mình chưa tốt nhưng thực ra vấn đề không nằm ở chỗ đó. Một chiếc ống kính rẻ tiền như 18-55mm trong điều kiện bình thường hoàn toàn có thể cho ra những tấm ảnh đẹp, ưng ý, không khác quá nhiều với những ống kính đắt tiền.
Vấn đề vẫn chỉ là tâm lý.

Không có nhận xét nào: