Thế rồi dòng nước phụt ra từ
cái máy mát xa và cảm xúc “đêm tân hôn” vừa qua lại làm bà rạo rực. Cái
lão Ba Tạ ốm yếu vậy dẫu sao cũng “ được việc”, cũng làm bà sung sướng
ngất trời, chỉ tiếc lão chết bất đắc kỳ tử. Chắc lão bị “phạm phòng “ giống y
đồng chí Phạm Hùng chết trên bụng con mẹ Nga, Giám đốc Sở y tế TP HCM. Cái lúc
đó, giá như cứ để thằng đàn ông nằm nguyên đó, gọi cấp cứu thì may ra. Nhưng
chẳng mụ nào làm được việc đó, cứ hất hắn xuống, thoát thân mình trước đã. Nghe
nói trâm cài đầu của gái tàu ngày xưa là dùng trong trường hợp này. Cứ
châm mấy cái huyệt trên lưng thằng đàn ông là tỉnh lại. Phức tạp vậy bà
làm sao được ? Vả lại bà có được tập huấn chuyện đó đâu. Lão Ba Tạ chết vậy
cũng do cái số của lão. Bà phu nhân lại tăng máy mát xa cho dòng nước luồn lách
qua khắp thân thể .Cả tiếng đồng hồ sau bà mới rời bồn tắm ngồi vào bàn trang
điểm. Bà hốt hoảng nhận ra đuôi con mắt lại xuất hiện một nếp nhăn nữa. Xong
xuôi mọi việc bà phải về Sàigòn đi mỹ viện của lão Ái ủi nó đi là xong. Thằng
này chém bạo nhưng được cái tay nghề nó giỏi nên yên tâm. Lắm cô ham rẻ đi bơm
ngực ở bác sĩ vườn tiền mất mang tật vào người. Bà nghĩ ngợi lan man cho
đến khi có tiếng gõ cửa phòng.
Gã thư ký bước vào với bộ mặt
nhăn nhó :
“ Con còn bao nhiêu việc chú
giao mà thím cứ bắt con trình diện….”
“ Mày ngồi xuống, uống
lon bia rồi nghe tao giao nhiệm vụ …”
Gã thư ký cầm lon bia mặt cứ
cúi gằm. Ối mẹ ôi, vợ sếp mà chẳng ý tứ con mẹ gì cả, chơi luôn bộ váy ngủ mỏng
dính, ngắn cũn cỡn, giá như phu nhân mới U 18 thì chẳng tội gì tranh thủ
rửa mắt, đằng này “bà ngoại” sắp có cháu bế rồi mà còn “trình diễn “ thế
kia , bố ai dám nhìn. Bà phu nhân cảm nhận ngay chuyện đó, bà gắt :
“ Mày làm gì cứ gằm mặt xuống
? Bộ tao là quái vật hả ?”
Gã thư ký vội liến láu :
“ Dạ không, dạ không , con đi
đường…mệt quá thôi. Thím mặc bộ này trẻ ra cả chục tuổi, chú nhìn chắc chết
ngất…”
Bà phu nhân phổng mũi :
“ Kỳ này về Sàigòn tao đi tắm
trắng với tắm sữa nữa kìa. Mà chú Hai mày cần gì ba cái đó. Ổng cứ họp hành với
tụi bay cũng hết sức rồi…”
Gã thư ký cười nịnh :
“ Bởi vậy chú mới để thím…tự
do, con mới phải lo cho thím thày Ba Tạ…”
Bà phu nhân dằn giọng :
“ Vậy bây giờ mày phải lo cho
tao người khác rồi…”
Gã thư ký vẫn cười cười :
“ Thím đã no xôi chán chè rồi
hả ? Thím xài đỡ thời gian nữa . con thường xuyên bồi dưỡng cho chú con
nào sâm nhung, nào cao hổ cốt, nào cỏ Linh Chi. Tốn kém lắm…Mà sao thím lại
ngồi đây, chú con đâu rồi ?”
Bà phu nhân giọng ráo hoảnh :
“ Ổng mới chết đêm qua …”
Gã thư ký không còn tin vào
tai mình , mặt đờ ra, miệng lắp bắp :
“ Sao ? Thím nói sao ?”
Bà phu nhân gắt :
“ Mày điếc hả ? Tao đã bảo ông
ấy chết rồi …”
“ Thím cứ giỡn hoài…Mới bữa
kia con ghé ông ấy còn ăn ghẹ mà…à thôi con hiểu rồi…cái con bé ấy chỉ luộc ghẹ
mang lên phòng rồi đi liền không nấn ná ở lại …Ổng trung thành tuyệt đối
với thím mà…”
“ Tao biết là ổng trung thành
với tao rồi. Nhưng mà…ông ấy chết rồi…”
Như có hai con ong đốt bên hai
lỗ tai, gã thư ký la hoảng :
“ Chết thật sao thím ? Mà sao
chết lẹ quá vậy ?”
Bà phu nhân nhẹ nhàng :
“ Tại ổng ham lắm kìa, nào tôm
hấp bia, hàu sống, thịt cừu nướng…đến đêm tao bảo ông bội thực rồi, ngủ đi mà
vẫn chẳng chịu nghe vẫn còn ham “chuyện đó” nên mới bị…đột tử tức là phạm phòng
đó…”
Gã thư ký rùng mình nhìn
bà phu nhân. Chẳng phải ông chú ham mà chính con quỷ cái này vắt kiệt sức ông
mới chết thảm vậy, thảo nào đã mấy lần ông gọi điện đòi ra Bắc. Con lậy chú,
chú có thiêng thì nhìn nhận đúng người, đúng tội, kẻ giết chú là con mụ
vợ lão Chủ tịch tỉnh chứ chẳng phải con, con chỉ muốn chú đổi đời chứ đâu có
chết thảm thế.
“ Sao mày cứ nhìn tao lom lom
vậy ? Bộ mày không tin hả ?”
Gã thư ký sực tỉnh, vội vàng :
“ Con tin, con tin chớ. Vậy
bây giờ thím tính sao ?”
Bà phu nhân đóng kín các cửa
rồi ghé tai gã thư ký thì thào. Càng nghe mặt gã càng tái xanh tái tử, sau cùng
gã chắp tay vái lia lịa :
“ Con lậy thím, con lậy thím
tha cho con vụ này, con …hãi lắm, ông ấy là chú của con…”
Bà phu nhân nghiêm mặt :
“ Tao biết ổng là chú mày rồi,
nhưng bây giờ ông chỉ còn là xúc thịt thôi, có gì mà sợ, thì các cụ ta vẫn bốc
mộ ông bà, nhặt từng cái xương ra rửa rượu đó, sợ gì đâu ?”
Gã thư ký vẫn chắp tay run rẩy
:
“ Con lậy thím, thím tha cho
con việc đó…”
Bà Phu nhân cau mày:
“ Thôi được rồi, riêng công
đoạn đó tao tự lo, còn dụng cụ đồ nghề , tổ chức vận chuyển mày phải lo.
Được chưa ?”
Chàng thư ký vẫn lắc quày quạy
:
“ Con lậy thím, dính vào việc
này, dựa cột có ngày…”
Bà phu nhân khinh bỉ :
“ Đàn ông gì mà nhát thỏ đế.
Sếp mày vẫn nói “bất độc bất anh hùng “, mày quên rồi sao?”
Gã thư ký vẫn nín thinh, mồ
hôi trán toát đầm đìa, bà phu nhân rút khăn tay đưa gã lau rồi mở ví :
“ Mày cầm trước 5 ngàn đô lo
công việc , xong xuôi tao thưởng thêm 10 ngàn nữa…”
Vậy tính ra tiền
ta là 300 triệu, mua được 10 ha rừng làm trang trại, một con số đáng cho ta
phải nghĩ ngợi. Thôi đã vào cuộc rồi, bóng tới chân thì phải đá, nếu không lập
tức bị đuổi khỏi sân. Ông Chủ tịch, bà phu nhân, cô tiểu thư rồi thì ông Ba
Giám đốc công an, chú Năm Giám đốc Sở nông nghiệp, chú Tám Giám đốc Sở kế hoạch
và đầu tư …Ôi chao ôi toàn các cầu thủ siêu hạng trên hàng tiền đạo, gã chỉ là
thứ hậu vệ tép riu chuyên cản bóng, sao mà dám từ chối cái trái banh tàn bạo
kia khi nó chạy tới chân chàng ? Gã thư ký đành cầm tiền, thở dài :
“ Thôi được rồi, thím cứ để
con tính…”
Bà phu nhân nổi cáu :
“ Còn tính cái con mẹ gì nữa,
ngay bây giờ mày đi mua đồ rồi ghé đây đưa tao đi tới chỗ ổng, để lâu
khách sạn nó nghi nó báo công an phá cửa vào thì chết cả chùm”.
Gã thư ký dợm chân bước khỏi
phòng, bà phu nhân gọi giật :
“ Tao bảo này, thôi khỏi mua
dao bự, mày mua cho tao cái cưa sắt được rồi, cưa máy càng tốt, loại cưa vẫn
cắt cành cao su đó…”
Gã thư ký run rảy :
“ Tự tay thím làm công đoạn đó
nha. Con không có phụ được thím chuyện đó đâu đấy…”
Bà phu nhân xua xua tay :
“ Được rồi, được rồi, tự tay
tao làm chớ sao ? Mày mới ăn thịt thỏ hồi nào mà nhát quá vậy ?”
Gã thư ký đi rồi, bà phu nhân
quay vào thay đồ, trang điểm kỹ càng hơn mọi ngày để tiêu đi thời gian chờ đợi.
Trong gương bà thấy mặt bừng bừng, mắt sáng rực và tự thấy xinh đẹp hẳn . Vụ
này tốn kém tới cả 20 ngàn đô chứ không ít, nhưng tốn mấy cũng phải chi, bù lại
mấy hồi, xong việc có khi phải đi du lịch Thái Lan ít ngày bồi bổ thần
kinh. Một cái gì đó vương trên tóc bà, ái chà, một con nhện, các cụ nói nhện sa
là xui lắm, nhất trước khi làm công chuyện quan trọng. Bà búng nó một cái bắn
xuống đất và cười nhếch mép, chuyện nhỏ, tin làm gì ba chuyện nhảm
nhí . Cuộc đời này do tay ta , ma quỷ thần phật đâu ra ? Nếu quả thực có ông
trời hẳn đã vật chết khối thằng, vậy mà tụi nó vẫn nhơn nhơn ngất ngưởng
ghế cao, vợ con , họ hàng sống phủ phê, phè phỡn đâu có sao ? Vậy thì cứ nhằm
mục tiêu mà xốc tới bất chấp mọi cản trên đường . Bà chẳng nhấp lấy một giọt rượu
mà người bừng bừng , máu chảy gấp gáp, tim đập mạnh, mắt sáng trưng như
ngày xưa đơn vị bà sắp bước vào chiến dịch. Sự thực bà cũng đang bước vào một
“trận chiến” kinh hoàng chưa từng thấy, vượt qua cả trí tưởng tượng của
những nhà tội phạm học ngồi đầy các phòng nghiên cứu của Viện Khoa học
hình sự Bộ công an.
Có tiếng gõ cửa. Chàng thư ký
đã trở lại , mặt đầy lo âu và bồn chồn. Bà phu nhân bật người dậy :
“ Mày đã mua đủ các thứ chưa
?”
“ Dạ không thiếu thứ gì, ngoài
chiếc cưa điện con còn mua phòng hờ chiếc cưa tay nhỡ điện bị cúp bất tử. Con
để hết ngoài xe để mang lên thím coi”
“ Khỏi khỏi, mang ra mang vào
khách sạn dễ bị nghi ngờ…”
“ Con chưa kịp tìm chỗ dấu va
li khi thím xong việc…”
Bà phu nhân cau mày. Trục trặc
đầu tiên đã tới. Theo đúng kế hoạch của bà, chiếc va li phải chở tới ngay chỗ
cất giấu bí mật nhất. Cũng không trách được gã thư ký, thời gian bà dành cho gã
quá ít. Bà lặng đi suy nghĩ rồi rồi tặc lưỡi :
“ Thôi được tao sẽ chở tới
đây…”
Chàng thư ký tròn xoe mắt :
“ Chở tới ngay phòng thím,
nguy hiểm lắm…”
Bà phu nhân cười nhạt :
“ Tại mày chưa qua kinh nghiệm
chiến đấu trong chiến tranh, chỗ nguy hiểm nhất lại là chỗ an toàn nhất. Thôi
đi kẻo trễ…”
Xe ta xi đưa hai người và
chiếc va li ngoại cỡ ra khỏi phố xá đông đúc của thành phố Vũng Tàu rồi chạy
trên con đường ven biển vòng vèo. Bà phu nhân đưa mắt nhìn màu xanh lồng lộng
trải mãi ra ngoài khơi xa. Lúc này bà chẳng còn suy nghĩ tính toán gì nữa , cỗ
máy đã phát động, cứ để nó chạy, dửng dưng với mọi chuyện, bà lôi chiếc gương
con trong ví tay tô lại một nét lông mày. Gã thư ký lại khác, nỗi lo làm gã đau
thắt ngực. Liếc sang bên bà phu nhân vẫn ung dung như đi tắm biển , gã
cũng chẳng vơi đi chút bối rối , đành bật lửa châm thuốc lấy lại bình tĩnh mà
tay vẫn run bần bật. Chiếc xe dừng lại trước cửa khách sạn Bãi Dâu. Bà phu nhân
ra lệnh khẽ :
“ Mày phải đi ngay lo phần
việc của mày , khi nào xong việc tao sẽ gọi điện…”
“ Vậy thím có cần con đưa ta
xi tới đón không ?”
“ Khỏi cần, tao sẽ tự lo lấy”
Bà phu nhân thong thả bước
xuống xe, xách chiếc va li bước vào khách sạn. Một anh tiếp tân vội chạy ra đón
:
“ Cô để cháu đỡ cho, va li gì
to thế ?”
Bà phu nhân cười rất tươi :
“ Thì toàn quần áo thôi chứ có
gì đâu …”
Anh tiếp tân mang giúp bà lên
tận cửa phòng. Bà dúi cho anh tờ năm chục khỏi nhờ anh xách vào phòng. Chờ cho
anh khuất hẳn sau dãy hành lang vắng, bà mới đút chìa vào ổ khoá mở cửa phòng.
Xác ông Ba Tạ vẫn nằm còng queo ở trên giưòng, mắt vẫn trợn ngược . Bà lặng lẽ
kéo ông vào phòng tắm rồi mở va li kiểm lại các dụng cụ. Cưa tay, cưa máy, túi
ni lông, thuốc xịt khử mùi…đầy đủ cả, thằng thư ký vậy mà rất được việc. Bà xắn
tay áo lên. Công việc đưa ông Ba Tạ biến khỏi cuộc đời này bắt đầu…
**
Cái
khó nhất trong kế hoạch của bà Phu nhân là trả phòng khách sạn khi ông thày
nhân điện đã ra người thiên cổ. Không lẽ bà xách cái va li to tướng xuống trả
phòng thay ông ? Vậy ông đâu ? Lòi đuôi là cái chắc. Rất may , từ khi tới khách
sạn ông Ba Tạ cứ nằm lì trong phòng, mọi cái ăn cái uống đều gọi điện cho nhà hàng
bưng lên hết, ông khỏi đi đâu; tiếp tân lại có năm bảy kíp, khách ra vào
nườm nượp ai nhớ được mặt mũi ông ra sao ?
Bởi
thế ngay trong lúc bà đang cưa nhỏ ông chia vào nhiều túi ni lông, gã thư ký đã
chạy đi tìm người hao hao giống thay ông tới trả phòng. Vốn quen
chạy đủ việc lớn nhỏ hầu Chủ tịch tỉnh, với gã chuyện đó chẳng có gì khó. Trở
về khách sạn gã thuê ngay xe máy dạo vòng vòng qua chợ lao động, hay còn
gọi chợ “người”, ngắm nghía đám người lam lũ tụ tập dưới gốc cây và
hai bên vỉa hè. Lát sau, gã đã nhận ra một người đứng tuổi hao hao ông chú xấu
số . Gã chỉ tay :
“
Ông kia …”.
Như
có cái remote trỏ vào người, lập tức ông ta nhào tới :
“
Có tôi đây…”
Ông
ta trẻ hơn thày nhân điện chừng vài tuổi, mặt cũng xương xẩu, đầu hoa râm, chỉ
khác cặp mắt sáng rực. Gã thư ký gật gù :
“
Tên gì ? Bao nhiêu tuổi ?”
“
Tên Thuộc, 55 tuổi. Anh cần thuê gì ? Đào hố, cắt cây, thợ hồ, thợ
sắt….Việc gì cũng làm…”
Gã
thư ký cười toét miệng :
“
Ăn cướp có đi không ?”
“
Giết người cũng chơi luôn…”
Ái
chà, ăn nói bặm trợn kiểu này đúng người đúng việc rồi đây. Gã hất hàm :
“
Lên xe…”
Gã
chở người đàn ông chạy thẳng tới Nhà hàng Đại Dương ngoài bãi biển. Ông ta nhảy
xuống xe, nhìn vẻ sang trọng bên trong, hỏi thẳng :
“
Thanh toán thằng nào trong đó hả ?”
Gã
thư ký hài lòng lắm, thằng cha này còn được việc dài dài . Gã dắt người đàn ông
tên Thuộc tới một bàn sang trọng :
“
Nhậu cái đã…”
“
Ừ thì nhậu…”
Ông
Thuộc chẳng khách khí tý nào, xắn tay áo lột cua rang muối, bóc vỏ tôm hấp bia
ngấu nghiến như đói đã lâu. Khi gần hết chai rượu tây, thức ăn trên bàn
tiêu đi một nửa, ông ta nhìn quanh :
“
Anh muốn thanh toán thằng nào ?”
Gã
thư ký cười ha hả :
“
Không không, không thanh toán thằng nào, cũng không cướp của giết người, tôi
chỉ muốn nhờ ông một việc nho nhỏ. Đây, tạm ứng trước năm triệu…”
Mắt
ông Thuộc sáng lên, ông chộp lấy tập tiền nhét luôn vào túi gật lia lịa :
“
Được được, anh chơi thế này thì được, thuê tôi lên rừng bắt voi cũng chơi…”
“
Không không, không phải voi, bắt chuột thôi. Ông theo tôi…”
Gã
thư ký chở ông về khách sạn, trổ tài hoá trang giống hệt thày Ba Tạ rồi
nói rõ việc phải làm. Ông Thuộc cười xoà :
“
Tưởng gì ? Thế mà tôi cứ tưởng anh thuê tôi đi giết thằng nào mới bày tiệc long
trọng …”
Gã
thư ký cười bí mật :
“
Thì cứ xong việc này rồi tới việc đó, lo gì…”
Lúc
này ở khách sạn Bãi Dâu, bà Phu nhân đã xong xuôi mọi việc. Ông Ba Tạ đã xếp
gọn trong chiếc va li. Máu me dính đầy người làm bà phải tắm rửa hết nguyên một
chai dầu tắm. Mọi quần áo, tư trang, giày tất…của ông đều tống hết vào
túi ni lông. Phòng tắm chùi cọ kỹ càng. Mọi dấu vết xoá sạch, duy có cái
mùi gì đó, lạ lắm, cứ quẩn quanh cho dù đã rảy cả lọ nước hoa đắt tiền khắp xó
xỉnh trong phòng.
Bà
liếc đồng hồ trên tường. Còn sớm quá, phải tối mịt người đóng vai ông Ba Tạ mới
tới. Bà với chai rượu uống dở ông thày để lại, dốc ngược vào cổ họng. Ái chà,
cháy cả gan cả ruột, rượu nặng thế mà ngày nào ông cũng xơi nguyên chai, đột tử
không oan. Khổ nỗi bảo mãi chẳng nghe, ngăn cản quá lại sợ mang tiếng tiếc tiền,
cứ kệ ông uống khoái khẩu mới ra nông nỗi thế.
Bà
quay sang chỗ ông vẫn nằm. Một sợi tóc bạc còn vương trên gối. Bà cầm lên coi,
tóc ông đây chứ tóc ai. Bây giờ mọi việc đã xong xuôi, nhớ lại “cái lúc
đó” bà mới thấy rờn rợn. Hoá ra con người ta cũng chẳng khác gì con heo, con
gà. Cũng tim gan phèo phổi y vậy.
“Trái
tim anh đã giành hết cho em…”, bà nhớ lại lời ông khi cầm quả tim ông trên tay.
Rõ đúng là gở miệng, nói sao y vậy. Nghĩ cũng tội nghiệp ông, chết chẳng toàn
thây, mồ mả chẳng có, con cháu thắp cho nén nhang cũng không. Thôi tất cả những
thiệt thòi đó là ông hy sinh vì bà, mai này bà sẽ lập trang thờ ông. Sợi tóc
như một lưỡi cưa cùn cứa vào suy nghĩ làm bà nhức buốt đầu, ngủ thiếp đi.
Bà lại thấy ông thày nằm bên cạnh như mọi khi .Bà nắm cánh tay ông kéo vào
người, nhưng lạ quá, cánh tay rời ra khỏi ông, còn thân mình ông vẫn nằm ngây
đơ mắt nhìn chằm chằm. Bà lại kéo cánh tay bên kia, nó cũng rời ra y vậy. Thế
rồi cả hai cánh tay cùng giơ ra trước mặt bà . Bà sợ quá chắp tay lạy rối rít :
”
Tôi lạy ông…tôi lạy ông…Tất cả là do thằng thư ký, tôi chỉ làm theo lệnh nó…”
Mặc
kệ bà van xin, đôi cánh tay của ông thày Ba Tạ vẫn cứ lừng lững tiến tới giang
ra siết chặt lấy cổ bà. Bà kinh hoàng hét lên:” cứu tôi với…cứu tôi với…”.
Thế
rồi khi bà tưởng mình chết đến nơi, tiếng chuông cửa chợt réo lên làm bà giật
mình tỉnh giấc. Bà mở choàng mắt, hoá ra nằm mơ, rõ thần hồn nát thần
tính. Lão ấy đã nằm gọn trong bịch ni lông, sao giết được bà ?
Ngoài
cửa có tiếng gọi khẽ :” Tôi là Ba Tạ đây, bà mở cửa cho tôi vào…”. Tiếng gọi
cũng khàn khàn như tiếng ông thày nhân điện làm bà sởn gai ốc. Bà liếc sang
chiếc va li để góc phòng, ổng vẫn nằm trong đó kia mà. Tiếng gọi lại vang lên
hối thúc :” mở cửa đi bà ơi, thằng cháu tôi bảo tôi đến tìm bà mà…”.
Bà
phu nhân sực nhớ, thôi đúng ám hiệu thằng thư ký. Vậy nó đã tìm ra người đóng
vai ông Ba Tạ trả phòng. Bà mừng rỡ, quên cả khoác áo choàng, cứ váy ngủ mỏng
tang ra mở cửa. Ôi chao, cái người thay ông Ba Tạ thật khác xa bà tưởng tượng,
tuy cũng khổ người ấy, khuôn mặt ấy nhưng đĩnh đạc, rắn rỏi, lạnh lùng chứ
không tận tình, cóm róm như ông thày.
“
Thưa bà đã sẵn sàng chưa ?”
Giọng
ông Thuộc bình tĩnh, rành rọt làm bà yên tâm hẳn. Gần tới giờ định trước rồi ,
chỉ còn chờ gã thư ký điện thoại tới , tuy thế bỗng dưng bà nấn ná chưa
muốn rời khỏi phòng :
“
Hãy còn sớm, dưới tiếp tân hãy còn đông lắm, chờ khuya khuya vắng người hẵng
xuống…Ông ngồi nghỉ chút đã…”
“
Vậy tuỳ bà…”
Ông
Thuộc ngồi xuống ghế châm thuốc hút. Mọi ngày bà Phu nhân cấm tiệt ông thày
không được hút, bà rất ghét mùi khói thuốc, nhưng lúc này nó lại làm bà dễ chịu
vì át được cái mùi gây gây rất khó chịu chỉ riêng bà cảm thấy. Ông Thuộc bày
lên bàn đồ fastfood gã thư ký mua sẵn :
“
Mời bà…”
Lúc
này bà phu nhân sực nhớ suốt từ sáng chưa có gì bỏ bụng, giờ mới thấy đói
run . Bà nhai ngấu nghiến ba thứ đồ hộp trong lúc ông Thuộc liên tục đốt thuốc
lá. Bất chợt ông chun mũi hít hít và hỏi :
“
Hình như có cái mùi gì …”
Bà
Phu nhân tái mặt :
“
Mùi gì, ông ngửi thấy mùi gì ?”
“
Mùi lạ lắm…cái mùi này ngày xưa tôi cũng đã từng được ngửi thấy…”
“
Ở đâu ? Ông ngửi thấy ở đâu ?”
Ông
Thuộc lặng đi giây lát rồi mới khàn giọng :
“
Ở mặt trận Huế năm Mậu Thân khi tôi đâm lê vào ngực một thằng tình nghi
là điệp báo …”
Bà
phu nhân lắp bắp :
“
Vậy ông là….là bộ đội giải phóng ?”
“
Hồi đó ở miền Bắc ai mà thoát khỏi đi lính ? “
“
Bây giờ ông làm tới chức gì ?”
“
Chẳng chức gì . Tôi ra quân từ lâu rồi …”
Bà
phu nhân chợt thương cảm :
“
Sao thế ? Có chuyện gì thế ?”
“
Tôi phải đi tù…”
Bà
phu nhân giật mình :
“
Đi tù ? Đi tù vì tội gì …”
“
Tội- giết - người…”
Giọng
ông Thuộc vang lên như phát súng bắn bên tai bà phu nhân. Vừa lúc ấy
tiếng chuông điện thoại vang lên giòn giã. Bà phu nhân nhấc máy. Gã thư ký báo
ở quầy tiếp tân đã vắng lắm, còn lại có mỗi một cô, bà có thể đưa ông Ba Tạ
xuống trả phòng . Ông Thuộc cười nhếch mép :
“
Đi được rồi phải không ?”
Ông
ta nhanh nhẹn đi tới góc phòng xách lên chiếc vali, nhấc nhấc như lường
trọng lượng của nó :
“
Ái chà chà…cũng phải còn tới 40 kílô, nhưng vẫn còn may…”
Bà
phu nhân trố mắt :
“
May cái gì ?”
“
May là không có quả tim, không thì…”
“
Không thì sao ?”
“
Không thì nặng lắm, chẳng ai vác nổi. Tôi còn nhớ một ông nhà văn Liên Xô ngày
trước đã viết rằng “trái tim con người nặng cả ngàn kílô…”.
Bà
phu nhân không hiểu :
“
Ông nói vậy là sao ?”
“
À…bốc phét một chút cho đỡ căng thẳng thần kinh thôi mà…”
Nói
rồi ông xách vali đi trước, bà đeo mấy thứ lỉnh kỉnh lập cập bước sau . Khách
sạn không có thang máy nên chiếc vali cho dù đã được ông Thuộc xách lên nhưng
vẫn cứ va loẹt quẹt vào các bậc cầu thang. Cái số ông thày nhân điện rõ xui,
chết rồi còn bị hành hạ đủ kiểu. Ngẫm lại lời ông lúc mới đặt chân vào nhà ông
Chủ tịch tỉnh là “vào nơi hang hùm miệng sói” mới linh nghiệm làm sao.
Nếu được nhắn nhủ hậu thế dăm ba câu ắt hẳn ông thày nhân điện sẽ la lên :”
tránh thật xa cái đám nhà quan ấy ra . …”.
Chỉ
tiếc rút được bài học đường đời, ông đã “cát bụi lại trở về cát bụi”.
**
Ở
quầy tiếp tân, cô gái đang ngáp ngắn ngáp dài, vừa thấy bà Phu nhân đã tỉnh như
sáo, hót ríu rít :
“
Ông bà ra sân bay sao phòng muộn thế ạ ?”
Bà
phu nhân dúi ngay tờ hai trăm vào sổ trực :
“
Cô thông minh thật , đoán thế mà đúng, cô báo kiểm phòng …”
Cô
tiếp tân xua tay lia lịa :
“
Khỏi khỏi, ai chứ khách như ông bà chỉ sợ để quên gì thôi. Giấy tờ đây. Thưa
xong rồi…”
Hai
nguời vưà ra cửa taxi đã kè tới, nhìn sang bên kia đường, đã thấy gã thư ký
chễm chệ trên xe máy phì phèo thuốc lá. Thằng này được việc thật, lính
ruột của Chủ tịch tỉnh có khác, hèn chi ông cưng chiều vậy, bao nhiêu việc cơ
mật giao phó hết. Chỉ tiếc nó chẳng thèm để mắt tới Kim Anh, nếu không gả phắt
cho nó thêm vây thêm cánh. Chiếc va li bị tay lái xe quăng đánh xoảng vào
cốp xe sau làm bà Phu nhân giật thót :
“
Này nhẹ tay thôi ông ơi…”
Anh
lái taxi cười nhăn nhở :
“
Hàng dễ vỡ hả bà ?”
Ông
Thuộc ngồi sau xe vọt miệng :
“
Hàng trắng đấy, mày lái cẩn thận, va quệt vào đâu công an kiểm tra thì mày
chết…”
Bà
Phu nhân nhói tim, mẹ cái thằng này, mồm miệng bặm trợn thế thì thôi. Anh taxi
cười hề hề :
“
Hàng trắng đâu ra mà nặng thế ? Bán phải cả tỉ đô la. Chắc lại ba thứ đồ
điện tử tinh vi phải không ạ ?”
“
Mày nói đúng đấy, nguyên một cái máy “đụ” ở trong đó…” – ông Thuộc góp chuyện.
Gã
taxi ra vẻ hiểu biết :
“ Cái
này cháu thấy thường, c…giả, c…máy, c…rung, đủ kiểu hết…”
“
Mày thấy ở đâu ?”
“
Trên đường Nguyễn Huệ Sàigòn bán thiếu gì . Cô chú mới nhập khẩu mặt hàng
đó hả ? Có cần tiêu thụ không, cháu xin một mối ?”
Bà
Phu nhân bực mình :
“
Lái lẹ lên … im cái miệng lại…nhiều chuyện…”.
Xe
về tới khách sạn Thái Bình Dương, ông Thuộc lại làm tiếp nhiệm vụ xách va
li lên tận cửa phòng bà Phu nhân. Ông nói cụt lủn :
“
Tôi về được rồi chứ ?”
Bất
chợt từ trong phòng vang ra tiếng lịch kịch làm bà Phu nhân tái mặt :
“
Khoan đã, trong phòng tôi có tiếng người …”
“
Chắc cô tiểu thư nhà bà mới về chứ gì ?”
“
Không phải…ông cứ áp tai vào cửa nghe thử coi…”
Quả
nhiên có tiếng thở hồng hộc, tiếng rên rỉ và tiếng nệm giường lạch cạch.
Ông Thuộc phì cười :
“
Tụi nó đang “chọi nhau” chứ có gì đâu…”
Bà
Phu nhân tức tối đập cửa ầm ầm . Trong phòng im bặt, mãi sau cô Kim Anh
mới ló đầu ra :
“
Ở kìa mẹ, con tưởng mẹ không về ngủ ?”
“
Tưởng tưởng cái gì, tôi vừa đi khỏi cô đã cả gan đưa trai về phòng có còn coi
tôi ra cái gì ?”
Cô
Kim Anh kéo bà Phu nhân ghé tai thì thào cái gì đó làm bà cứ gật đầu lia lịa,
mặt dịu hẳn xuống rồi đổi thái độ vui vẻ :
“
Vậy hả, vậy hả ? Vậy cứ mời cậu ngồi chơi…”
Khi
mọi người kéo vào phòng đã thấy một gã trạc 28 tuổi, người ngắn, da ngăm ngăm,
mắt lươn trắng dã, cằm bạnh mà cô tiểu thư mới rỉ tai mẹ là “con trai một Uỷ
viên Bộ chính trị, biết rõ nhiều chuyện của ba” đang ngồi chễm chệ trên xa
lông. Chẳng cần chờ ai chào hỏi, gã đã cất giọng trọ trẹ :
“
Người nầy là má em hỉ ? Còn người nầy là…”
Gã
chỉ vào ông Thuộc, bà Phu nhân vội vàng :
“
Là…là phu khuân vác…”
Rồi
bà diễn rất khéo, rút ngay tờ bác Hồ xanh ra nhét vào tay ông Thuộc , xua
ông ra khỏi phòng, sập cửa lại. Gã “cằm bạnh” cười hí hí :
“
Má em chi bạo quá hỉ ? Vác cái vali từ dưới đó lên đây mà trả những năm trăm …”
Bà
Phu nhân vội vàng :
“
Cái tính tôi vầy đó, thương yêu người lao động mờ. Ông nhà tôi cũng vậy , lúc
nào cũng quan tâm lo lắng tới nhiệm vụ “xoá đói giảm nghèo”.
Gã
“cằm bạnh” làm như không quan tâm tới bà Phu nhân, vẫn chỉ nói với cô tiểu thư
:
“
Má em mua sắm cái chi mà xài va li bự quá hề ?”
Cô
tiểu thư không hay biết, vỗ tay vui vẻ :
“
Ừa há, má mua cái gì lớn dữ vậy. …”
Gã
“cằm bạnh” cười khà khà :
“
Em muốn biết thì cứ mở ra coi…Chắc phải năm trăm triệu trở lên mới nặng
dữ vậy tề ?”
Cô
tiểu thư nghe gã nói vậy sững ngay lại. Thôi chết, không khéo vạch áo cho người
xem lưng, tự mình hại mình mất rồi. Mà không biết bà già mua sắm cái gì mà chứa
trong va li bự vậy ? Rất may, bà Phu nhân sau cú sốc tái tím cả người, đã
bình tĩnh lại, “diễn” rất nhanh :
“
Ối trời ôi, toàn đồ lót phụ nữa cả đấy mà, tiền bạc đâu ra nhiều thế, Kim
Anh lấy chai rượu trong tủ lạnh ra mời cậu uống đi…”
Nói
rồi bà vội lễ mễ xách cái va li nhét vào trong tủ , trong bụng khấn rối
rít :” Lạy ông trăm lạy, lạy ông ngàn lạy, ông có nhân điện linh thiêng
phù hộ , đuổi cổ thằng con ông lớn khốn kiếp này đi tôi còn lo liệu cho ông…”
Gã
cằm bạnh nốc một hơi ly rượu Kim Anh rót cho, lại cất giọng trọ trẹ :
“ Rượu
ngon quá hỉ ? Nhưng “qua” ngán ba cái thứ rượu tây này rồi, uống “nước mắt quê
hương” đậm đà tính dân tộc hơn…”
Kim
Anh cất giọng thỏ thẻ :
“
Anh nói vậy là sao ?”
Bà
Phu nhân đã kịp khoá tủ, xấn tới góp chuyện :
“
Hiểu rồi, hiểu rồi…ý cậu muốn nói là đế nếp Gò Đen hay là “quốc lủi Hà
Nội” đấy mà. Để hôm nào tôi bảo lái xe nó chở tới cho cậu nguyên thùng…”
Gã
cầm bạnh xua tay lia lịa :
“
Nỏ cần, nhà bây tui thiếu chi thứ nớ…”
Gã
cứ ngồi ngật nguỡng đánh hết chai rượu tây, mắt vằn đỏ, mặt xám ngoét làm bà
phu nhân lòng dạ rối bời bời.
Chợt
có tiếng chuông điện thoại . Cô tiểu thư nhấc máy, OK rối rít rồi quay sang gã
cằm bạnh :
“
Anh ơi, xe tới rồi, ta đi thôi…”
“
Ừ thì đi…”
Đi
qua bà phu nhân gã nhìn lom lom vào mặt, mắt vằn đỏ làm bà sởn gai ốc, giả lả :
“
Cậu lại nhà…”
Cô
tiểu thư ghé tai mẹ :
“
Con đi Câu lạc bộ “tăng 3” mẹ nha. Sáng mai con về…”
Bà
phu nhân ngây đơ, chỉ còn biết gật gật. Con cái bây giờ thế đấy, thôi cũng đành
, biết làm sao, chỉ mong nó đừng mang cái bụng bầu về thì khổ bà. Thoát được gã
cằm bạnh, bà nhẹ nhõm cả người. Hoá ra ông Ba Tạ linh thiêng thật, bà mới khấn
có một lượt mà thằng khốn nạn đã xéo ra cửa. Giải quyết xong vụ này phải tạ
thầy cái lễ. Nghĩ vậy bà mở khoá tủ lễ mễ kéo cái va li ra ngoài rồi thắp nhang
khấn vái. “ Ông sống khôn thác thiêng phù hộ độ trì cho tôi tai qua nạn khỏi…”.
Ôi chết, 11 giờ đêm rồi mà gã thư ký chưa điện về coi phi tang cái của nợ
này ra sao ? Gã nói chiều nay sẽ kiếm thuyền đưa ông thầy ra biển
mà. Tiếng gõ cửa làm bà giật thót. Thằng cằm bạnh quay lại ? Bà lạnh cả người
cuống quít nhét chiếc va li vào tủ và rón rén hé cửa. Ôi trời, tưởng ai
hoá ra ông Thuộc, ông quay lại làm gì vậy cà ? Ông lách người vào, không chờ bà
mời, ra ngồi bên bàn, nhắc vỏ chai rượu gã cằm bạnh mới uống hết, đưa lên mũi
hít hít:
“
Chà…rượu ngon thật…”
Bà
mở tủ lấy chai khác :
“
Đây…xin mời. Ông trở lại có việc gì ?”
Ông
Thuần làm cạn luôn hai ly, khà một tiếng khoan khoái :
“
Rượu này mới gọi là rượu ? Ba thứ “Uýt ky” Sàigòn nhạt thếch…”
Rồi
như rượu vào lời phải ra, khác hẳn lúc mới gặp, ông tuôn ra một tràng bình phẩm
các loại Rhum, Whisky ở trên đời làm bà phu nhân phải cắt ngang :
“
Ông gặp tôi không phải để tiếp thị rượu đấy chứ ?”
Ông
Thuộc cười ha hả , cạn luôn ly nữa rồi mới chậm rãi :
“
Cậu ấy bảo tôi gặp bà lấy tiền công …”
Bà
hiểu ngay “cậu ấy” là thằng thư ký. Nó mới nhận của bà 5000 đô mà đã hết rồi
sao ? Ái chà, thằng này muốn “đẽo” bà đây. Thôi cứ chiều nó, xong việc rồi
tính.Bà hất hàm :
“
Bao nhiêu ?”
“
Năm triệu…”
“
Mèn ơi…xách có cái va li lên lầu xuống lầu mà tính dữ vậy ?”
“
Thưa bà đây là loại lao động đặc biệt, mức độ nguy hại lẽ ra không
tính được bằng tiền….”
Bà
phu nhân đành mở ví xỉa tiền ra trả. Lão Thuộc đếm đi đếm lại mới giắt vào thắt
lưng, rót ly rượu nữa rồi khề khà :
“
Bà còn phải thuê tôi việc nữa ?”
Bà
Phu nhân giật bắn :
“
Việc nữa ? Việc gì ?”
Ông
Thuộc điềm nhiên :
“
Vứt cái va li ra biển …”
Bà
Phu nhân lắp bắp :
“
Ông nói cái gì ? Vứt cái va li ra biển ? Ai nói với ông vậy?”
“
Cậu ấy chứ ai. Cậu ấy nhắn bà không tìm được thuyền, cậu ấy đành phải thuê tôi
…”
Bà
Phu nhân ngờ vực :
“
Vậy ông có thuyền ?”
“
Không có, mà có cũng chẳng thoát được cảnh sát đường thuỷ, rồi ra xa nữa đụng
lính biên phòng …Chiếc va li to thế giấu đâu cho thoát ?”
Bà
Phu nhân tái mặt :
“
Vậy tính sao giờ ?”
“
Bởi thế “cậu ấy” mới phải thuê tôi…”
“
Ông làm được không ?”
Ông
Thoả cười hề hề :
“
Vậy bà không biết ngày xưa tôi thuộc “binh chủng đặc biệt tinh nhuệ” à ?”
“
Nó là cái quỷ gì ?”
“
Đặc công nước…Bà biết chưa ? Bà có nghe nói tới vụ đánh tàu Mỹ không ?
Thế này, gói bộc phá cho vào tấm ni lông rộng, buộc kín lại, xuống nước
nó sẽ phồng ra thành cái phao, chui vào giề lục bình, cứ thế mà bơi ra tận tàu
Mỹ…”
Bà
Phu nhân trố mắt :
“
Ông…ông lắm thành tích chống Mỹ cứu nước thế kia à ? Vậy sao ông lại bị đi tù
?”
“
Tôi bắn chết một thằng cùng đơn vị trong lúc nó hiếp dâm con gái bà chủ nhà nơi
ém quân …”
“
Mèn ơi…ông…ông ghê vậy cà ?”
Ông
Thuộc không trả lời, rót ly rượu nữa làm cái ực. Bà Phu nhân ghé sát lại
thì thào :
“
Vậy ông cũng gói vào tấm ni lông rồi bơi ra biển ? Liệu có được không ?”
Ông
Thuộc cười khì khì :
“
Dễ như ăn…óc chó vậy. Có điều cái va li này lớn quá, không dùng được, bà phải
làm cho “cái gói” đó nhỏ lại.”
Bà
Phu nhân ngớ người :
“
Làm nó nhỏ lại ? Bằng cách nào?”
“
Tôi chỉ giúp bà mang đi phần cứng thôi, còn phần mềm bà phải giải quyết…”
Bà
phu nhân lo lắng :
“
Phần cứng là sao ? Phần mềm là sao ?”
“
Phần cứng là xương xẩu, còn lại là mềm đó…”
“
Mèn ơi, tôi biết làm sao giờ ? Ông…ông có sáng kiến gì không ?”
Ông
Thuộc bật cười sằng sặc :
“
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành rẻ phải
không ? Bà thuộc khẩu hiệu của ông nhà quá …hê hê…”.
***
Bà
Phu nhân kinh ngạc. Không hiểu sao cái lão “đặc công nước” này bỗng cười như
phát rồ. Rồi lại nốc rượu lia lịa . Chắc lão bị sức ép của bom chập giây thần
kinh. Bà bỗng sợ sợ. Lão này dẫu không có nhân điện nhưng mạnh mẽ và bí hiểm
hơn ông Ba Tạ , xem ra việc gì lão cũng làm , ôi…ước gì có người đàn ông vậy để
…nương tựa. Chờ ông Thuộc dứt cơn cười bà mới nhẹ nhàng :
“
Tôi …tôi đàn bà đầu óc sao bằng mấy ông. Có cách nào ông nghĩ giúp ...”
Ông
Thuộc lại bật cười :
“
Bà mà là đàn bà ? Người như bà dễ có mấy tay, thôi được, bà làm cách này
nhé…”
Ông
ghé tai bà thì thầm. Nghe xong bà bủn rủn :
“
Nhỡ…nhỡ tắc bàn cầu thì chết…”
“Tắc
sao được, mỗi lần bà cứ bỏ vào một ít rồi giật nước nó trôi tuột đi ngay
mà…”
“
Vậy ông…ông giúp tôi một tay nhé…”
“
Không được, việc này tốn thời gian, tôi ở lâu trong phòng nguy hiểm cho cả bà.”
Ông
Thuộc về , bà ngẩn ngơ mãi khuya mới lên giường. Đêm đó, cứ nghĩ tới công việc
sáng mai phải làm bà giật mình thon thót. Cưa ông thầy ra làm mấy khúc bà còn
làm được, chứ lại còn …băm nhỏ ra thì ối trời đất ôi, sao số phận đưa đẩy vào
tay bà việc ghê gớm thế ? Nhưng đâm lao phải theo lao, bà không làm ai làm ? Bà
chợt nhớ lời ông Chủ tịch tỉnh “ phương tiện phải phục vụ mục đích, phương
tiện nào cũng được, miễn mang lại hiệu quả.“. Ông ơi, chính vì mục
đích giữ ghế Chủ tịch tỉnh cho ông, an toàn, ổn định cho cả nhà mà sáng mai tôi
phải làm cái việc ghê gớm ấy đây. Ông còn chê tôi “ bụng dạ đàn bà, biết gì
mà tham gia” nữa hay thôi ? Ý nghĩ đó tiếp thêm sức mạnh làm bà phấn chấn
hẳn, hết lo lắng, ngần ngại.
Sáng
hôm sau bà dậy sớm, tắm rửa sạch sẽ , trang điểm kỹ càng xách túi ra khỏi
phòng. Cô Kim Anh đêm qua đi “ Câu lạc bộ tăng 3” tối mới về, thừa thời
gian cho bà giải quyết công việc. Cô tiếp tân đón bà với nụ cười quen thuộc :
“
Cô đi đâu sớm quá vậy ?”
Bà
Phu nhân ấn vào tay cô gói kẹo :
“
Tôi đi siêu thị, khỏi gửi chìa khoá nha…”
“
Khỏi khỏi, để cháu gọi xe cho cô đi …”
Bà
vui vẻ ra cửa, lâng lâng như đi chợ tết. Thế nhưng ngoài dự liệu của bà, ta xi
vừa đưa bà đi khỏi, chiếc xe Ford đen chở Kim Anh đã đậu lại trước khách sạn.
Chiếc
xe thả Kim Anh xuống, đầu tóc rối bù, quần áo xốc xếch rồi rồ ga chạy
tiếp. Cố gắng lắm cô mới bò được vào khách sạn làm cô tiếp tân phải chạy tới
rối rít :
“
Cô làm sao ? Cô làm sao ?”
“
Không… sao ? Chị …gọi điện má em trên phòng xuống đón em…”
“
Bà vừa đi rồi, bà mang theo cả chìa khoá…”
Kim
Anh chẳng còn nghe được gì nữa, díu mắt lại ngủ ngon lành trên vai cô
gái. Bà quản lý phải lấy chìa khoá phụ mở cửa phòng và cho hai anh nhân viên
lực lưỡng đưa Kim Anh lên giường tiếp tục “kéo bễ”. Mãi hơn nửa giờ
sau, tiếng chuông điện thoại réo rầm rĩ cô mới choàng dậy, bốc máy . Ôi chao,
hoá ra là ba cô, ông Chủ tịch tỉnh. Ông hỏi cô khoẻ chưa, má đi đâu, bao giờ
hai mẹ con về ? Cô liến thoắng trả lời má vừa đi chợ, cô đi tắm biển mới về và
“ con nhớ ba lắm, vài ngày nữa con về. Mọi chuyện đều OK. Bye bye…”.
Trở về giường cô thấy bụng đói sôi, vội mở tủ lạnh ăn tạm gói bánh và chợt nhớ
cái va li tối qua má cô mang về. Bà già mua cái gì xách lặc lè vậy? Không phải
tiền như thằng “cằm bạnh” nói tối qua, cũng không phải “hàng trắng”- thứ đó đâu
có nặng vậy ? Cô nổi máu tò mò mở tủ và lôi ra cái va li. Một mùi gì đó rất khó
chịu làm cô phải bịt mũi. Gì vậy cà? Cô bật nắp va li, mở ra một gói ni
lông và thét lên rùng rợn. Cái đầu xám ngoét của ông Ba Tạ với cặp mắt nhắm
nghiền đập ngay vào mắt .
“
Cứu tôi với…cứu tôi với…”.
Cô
chạy bổ nhào , ngã dúi ngã dụi. Thế rồi tiếng gõ cửa thình thình, tiếng cô trực
phòng gọi vào “Chị ơi, có chuyện gì đấy…“ làm Kim Anh sực tỉnh. Chắc má cô
đang làm chuyện tày trời, lộ ra chết cả đám. Cô vội hé cửa nói chõ ra:
“
Không có gì đâu, em nói mớ đấy mà “.
Cô
trực phòng vừa đi khỏi, Kim Anh vội bấm máy gọi mẹ:
“
Ối má ơi, ông Ba..Tạ…cái đầu ông Ba Tạ….”.
Lúc
này bà đã mua sắm xong, đang ngồi taxi trở về. Bà hiểu ngay cô tiểu thư đang
trong tình cảnh nào, bà hét vào máy :
”
Cứ để nguyên đó, khoá trái cửa phòng xuống tiếp tân ngồi chờ má về …”.
Con
nhỏ này thiệt kỳ, khi mong nó về sớm thì nửa đêm mới dẫn xác về, khi cần nó về
muộn thì lại mò về ngay vậy? Bà giục anh lái chạy lẹ lên, lẹ nữa lên làm
anh này cuống cuồng suýt nữa đâm vào người đi đường. Bà hú hồn, gây tai nạn lúc
này, lái xe nó đổ tại bà thì rầy rà. Vừa bước chân vào khách sạn, bà đã thấy
ngay bộ mặt tái xanh tái tử của cô tiểu thư. Cô lắp bắp :
”
Má…má…ở trên phòng…”.
Bà
tảng lờ như không nghe thấy, tươi cười đi tới đưa cho cô tiếp tân chục xoài làm
cô cười toe toét :
“
Bà mua sắm nhiều thế ? Lại cả cối xay thịt ?”
Bà
Phu nhân vui vẻ :
“
Cái này tiện lắm cô ạ…ông nhà tôi răng yếu rồi, thịt cá gì cứ xay biến ra
chiên xào mới vừa miệng ông ấy…”
Bà
phu nhân bước đi rồi nhớ ra, quay lại dặn dò :
“
Có ai hỏi tôi hoặc Kim Anh nhờ cô gọi điện báo tôi biết trước, nhớ đừng
cho lên phòng nha. Đi chợ mệt muốn chết giờ phải ngủ chút đã…”
Cô
tiếp tân vâng dạ rối rít. Bà Phu nhân kéo thốc cô tiểu thư lên phòng. Vừa
đóng chặt cửa bà đã mắng té tát :
“
Cô làm cái gì mà sợ cuống lên thế ? Ông ấy chết rồi có ăn thịt được ai
đâu mà sợ. Mà má nói thiệt nha, tại ổng uống nhiều rượu quá rồi tự ổng chết bất
thình lình chứ chẳng phải do ai giết đâu mà lo…”
Cô
tiểu thư run rảy :
“
Vậy sao…má không báo công an cho người ta mang chôn ?”
Bà
Phu nhân trừng mắt :
“
Báo công an ? Báo công an để chuyện toé loe ra , mất hết uy tín nhà mình, ba cô
còn làm ăn gì được ?”
Cô
tiểu thư nhăn nhó :
“
Vậy rồi má tính sao ?”
“
Làm ông ấy..nhỏ lại, nhỏ còn vài bịch thôi, đến tối sẽ có người mang ra vứt
ngoài biển…”
“
Ối trời ơi,làm sao cho ổng nhỏ lại được ?”
Bà
Ph u nhân chỉ vào cái cối xay thịt :
“
Dùng cái máy đó, con giúp má một tay nha…”
“
Ối thôi thôi, con sợ lắm, con lạy má tha cho con…”
Bà
Phu nhân lườm con gái. Rõ đúng là đồ chết nhát, chỉ biết ăn chơi nhảy
nhót, gặp chuyện rúm lại như con sứa. Cái máu “thỏ đế” đó giống ai không
biết ? Bà thì dứt khoát không, còn ông cũng chẳng đến nỗi thế. Đến nước
này bà chỉ còn biết trông cậy vào chính bà.
“
Ba mới gọi điện về đấy má…”
Bà
Phu nhân giật mình :
“
Ủa vậy sao ? Ổng nói gì không ?”
“
Ba hỏi má đi đâu, bao giờ về nhà? Con biểu má đi chợ rồi vài hôm nữa về…”
Bà
Phu nhân cười nhếch miệng, giá như ông biết bà đi chợ mua cái gì và dùng
nó vào việc gì hẳn ông phải lên cơn hen và cấp tốc phái ngay thằng Ba công
an tức tốc tới giải quyết hậu quả mà chắc gì đã êm gọn như cách của bà.
“
Nếu cô không dám phụ tôi một tay thì cô ngồi đây canh cửa . “
Nói
rồi bà Phu nhân thay đồ, khoác ra ngoài váy ngủ chiếc tạp dề, xịt dầu thơm khắp
người rồi kéo cái va li và cối xay thịt vào toilette. Cô tiểu thư
quay mặt đi không dám nhìn cho tới khi tiếng sập cửa làm cô giật nảy. Má cô bắt
đầu ra tay đấy, quả nhiên lát sau có tiếng cối xay thịt sè sè, tiếng bàn cầu
giật nước chảy xối xả. Kim Anh run bần bật không dám nghĩ tới những gì đang
diễn ra sau cánh cửa phòng tắm kia. Cô muốn chạy ù ra khỏi phòng, thoát nhanh
ra phố, vẫy ta xi phóng tới chỗ Tuyết Nhi làm vài ly rượu rồi nhảy nhót cho
quên giây phút rùng rợn này đi. Cầu được ước thấy, cô tiếp tân gọi điện
lên có cô Tuyết Nhi tới tìm. Cô vội nói vào nhà tắm :
“
Má ơi, Tuyết Nhi tới , nó đang ngồi chờ dưới tiếp tân…”
Tiếng
bà Phu nhân vang ra giận dữ :
“
Vậy cô xuống chặn nó lại. Tuyệt đối không cho nó lên. Nhớ khoá cửa phòng lại…”
Kim
Anh mừng rỡ, tót ngay ra bỏ lại sau lưng tiếng bàn cầu chảy như
nước lũ. Tuyết Nhi đang ngồi nhấp nhổm trên sa lông. Nhác thấy Kim Anh , cô cau
có :
“
Làm gì lâu dữ vậy ? Đang nhốt thằng nào trên đó hay sao mà không cho người ta
lên ?”
“
Tầm bậy, bà già đi mệt về mới chợp mắt phải để yên cho bả ngủ…”
Tuyết
Nhi dịu giọng :
“
Đêm nay “đi” nữa không ?”
“
Đi đâu ?”
“
Thì lại như đêm qua …”
Kim
Anh rùng mình. Đêm qua cả bọn 6 đứa trai gái, phóng xe vào rừng sâu trải bạt ra
đất nhậu nhẹt chán chê rồi thằng “cằm bạnh” mới ra lệnh :” Bật nhạc lên”. Trong
tiếng nhạc kích động phát ra từ chiếc máy DVD , mỗi đứa uống một viên thuốc lắc
rồi cởi hết quần áo nhảy nhót cuồng loạn và chơi trò “tập thể” mà thằng “cằm
bạnh” gọi là “ Bản sonate Ánh trăng”. Cô thoái thác :
“
Bà già không cho tớ đi overnight nữa…”
Tuyết
Nhi bĩu môi :
“
Bà già thì có kí lô gì, để tớ bảo “cằm bạnh” nó phone doạ cho một câu thì
cậu có đi cả tháng bả cũng phải OK.”
Kim
Anh giật thót người, con này nói đúng, thằng khốn nạn này chỉ gỉ tai bố nó một
câu thì cái ghế Chủ tịch tỉnh của ba cô văng mất là cái chắc. Cô vội vàng :
“
Ấy chớ…ấy chớ…chờ bả thức dậy tớ sẽ thuyết phục…”
Tuyết
Nhi đứng dậy :
“
Vậy tối tụi tớ tới đón nha. À mà này, đêm nay cả nhóm sẽ mặc toàn đồ lót màu
đen nha…Vậy mới ấn tượng…”
Tối
hôm đó, Kim Anh vừa leo lên chiếc xe Ford quen thuộc, ông Thuộc đã tới gõ cửa
phòng bà Phu nhân…
Lúc
này bà đã xong xuôi cái việc kia .
***
Kể ra lúc đầu cũng thấy ghê tay cho dù đã đi găng, bịt
khẩu trang kín mít. Rồi bà tưởng tượng đang “xử lý” con heo, con gà cho
dù hình dáng, kích thước vài bộ phận có khác nhau nên mỗi lúc thêm thuần tay.
Hoá ra khi đã dùng được cái “cưa máy” thì cái “cối xay thịt” chỉ là bước kế
tiếp trong cuộc hành trình đi vào nơi tăm tối . Lúc này mọi phần mềm ông thày
nhân điện đã theo dòng nước trôi về nơi … hầm cầu. Phần nhục thể của ông đã hoà
trong chất thải khách vãng lai, mai kia, Sở vệ sinh đô thị sẽ cho xe tới
hút lên dùng làm dưỡng chất cho hạt nẩy mầm. Ông sẽ hoá thân vào cây cam, cây
bưởi , cây lúa và cũng có thể là cây cải xanh, bởi sinh thời ông rất khoái khẩu
cái món này nhất nó được nhúng trong một cù lao lẩu dê.
Bà Phu nhân không nghĩ ngợi xa xôi thế, bà chăm chăm
vào cái gói ni lông lớn gần bằng chiếc ba lô con cóc ngày xưa, đựng toàn bộ
phần cứng của ông thày đang nằm trong tủ lạnh , đêm nay ông Thuộc sẽ mang ra
tít ngoài biển xa làm mồi cho cá.
Vậy là ông Ba Tạ hoàn toàn biến mất khỏi cõi đời này,
ông sống khôn chết thiêng phù hộ cho chồng bà trúng Chủ tịch tỉnh thêm vài khoá
nữa, phù hộ cho bà thoát khỏi các vụ hiểm nguy chết người kiểu này, tiền
lại “dzô” ào ào, đời con đời cháu tiêu không hết, phù hộ cô Kim Anh kiếm được
thằng chồng sinh con quí tử, ăn nên làm ra, kế thừa gia sản bố mẹ ngày càng
sinh sôi nảy nở…Bà Phu nhân cứ lầm rầm khấn khứa trong niềm thành kính
chân thành.
Vậy bà cũng vẫn còn chút tình thương giành cho ông
thày, thắp cho ông được một nén nhang đấy chứ . Ông Thuộc cũng theo gương bà,
thắp một nén cắm cạnh tủ lạnh , rồi chẳng chắp tay, cũng chẳng khấn khứa,
ông đứng như tượng, mặt chìm trong khói nhang. Bà Phu nhân cứ phân
vân không biết lão đang nghĩ gì, cầu vong linh ông thày phù
hộ cho mang trót lọt cái gói ra ngoài biển hay suy tính cái giá bà phải trả khi
công việc hoàn tất ? Lão cứ đứng trời trồng làm bà sốt ruột :
“ Tới lúc ông mang nó ra biển rồi chớ ?”
Ông Thuộc coi đồng hồ :
“ Còn sớm quá, phải chờ ít cũng một tiếng nữa…”
Nói rồi ông tới ngồi ở sa lông, rút trong túi ra chai
rượu nhỏ :
“ Bà uống với tôi một chén nhé…”
Mọi khi bà Phu nhân sẽ giãy nảy, nhưng lúc này, trong
căn phòng còn phảng phất khói nhang và mùi tử khí nên bà nhận lời nhấm nháp một
ly cho tan ám ảnh cái chết. Vẻ bần thần của ông Thuộc làm bà nhớ ngay tới
việc thù lao. bà mở ví, rút ra một tập tiền quăng lên bàn :
“ Ông cầm trước 2 triệu, xong việc tôi sẽ đưa nốt…”
Ông Thuộc đặt chén rượu xuống, cười cười :
“ Vậy bà định trả tôi cả thảy là bao nhiêu ?”
“Năm triệu được không ?”
“ Năm triệu ? Bằng tiền một chai rượu tây người ta vẫn
biếu chồng bà vào dịp Tết ? Sao bà đánh giá cái công việc nguy hiểm chết người
này thấp quá vậy ?”
Bà Phu nhân nhận ra ngay đang lâm thế kẹt. Giờ thằng
cha này có đặt giá vài chục triệu bà cũng phải chiều nó. Bà sốt ruột :
“ Vậy ông đòi bao nhiêu ?”
Ông Thuộc bật lửa châm thuốc, dềnh dàng như muốn đốt
thêm cái ngọn lửa đang cháy bừng bừng trên mặt bà Phu nhân. Một chục, ba
chục hay năm chục ? Trời ơi, giờ lão ta có đòi tới cả trăm triệu bà cũng
đành phải móc ra.
“ Bao nhiêu ? Ông đòi bao nhiêu ?”
Bà hấp tấp lặp lại. Cái lão chết tiệt này, ít nhất
cũng phải đưa ra một con số chứ ? Ông Thuộc xoay xoay ly trên tay, buông một
câu gọn lỏn :
“ Tôi không lấy tiền…”
Vậy chắc lão đòi vàng, hột xoàn . Bà sẵng giọng :
“ Không lấy tiền cũng phải quy ra bao nhiêu chứ ?”
“ Cái này không quy thành tiền được …”
“ Vậy ông đòi cái gì ?”
“ Tôi muốn bà nói ông Chủ tịch cấp cho tôi một giấy
chứng minh nhân dân và một sổ hộ khẩu …”
Bà Phu nhân thở hắt ra, tưởng chuyện gì , có vậy thôi
mà úp mở mãi, lão này điên thật rồi. Bà vui vẻ :
“ Tưởng gì ? Chuyện đó dễ ợt, ông cứ làm cái đơn cớ
mất…”
Ông Thuộc cười nhạt :
“ Có đâu mà mất. Chứng minh nhân dân và hộ khẩu có ảnh
của tôi, dấu tay của tôi nhưng mang tên khác, không dễ đâu…”
À…ra vậy, chắc lão này trốn tù nên mới cần giấy tờ
giả. Vậy bà cũng nắm được chuôi của lão ta rồi, ép giá quá, bà chỉ cần doạ phôn
một cú là lão bị còng tay liền. Bà giả vờ đắn đo :
“ Làm giấy tờ giả khó lắm, tù có ngày.”
“ Khó với thiên hạ chứ không khó với chồng bà. Chủ
tịch tỉnh ký một cái thì có cả chục giấy giả…”
Lão nói đúng, ổng chỉ hạ bút ký thì giấy gì mà chẳng
có nhưng bà nói thẳng với ông sao được, ông sẽ hỏi ai cần giấy này, sao phải lo
cho nó, rồi thì có nguy cơ mọi chuyện sẽ toé loe rắc rối cả tới ông. Không
được, chuyện này bà sẽ rỉ tai thằng Ba, bên công an nó sẽ làm liền. Bà buông
thõng :
“ Thôi được, ông cứ mang cái túi của nợ đi vứt ngoài
biển tôi sẽ lo giấy tờ cho ông…”
Ông Thuộc lắc đầu :
“ Tôi đã quan sát rồi, đêm nay công an, hải
quan, biên phòng lục soát kỹ lắm, một con ruồi cũng không lọt, đang có chiến
dịch vây bắt hàng lậu đánh từ phao số không vào mà…”
Bà Phu nhân tái mặt :
“ Chết mẹ, vậy rồi ông tính sao ? Đêm nay không giải
quyết, sáng mai hầu phòng vào kiểm tủ lạnh thì chết cả chùm…”
Ông Thuộc ung dung :
“ Bà yên tâm, tôi đã có phương án 2 rồi, không
quăng xuống biển thì ta chôn xuống đất, lo gì. Vậy càng tốt cho người xấu số…”
Bà Phu nhân tươi mặt :
“ Ừ nhỉ, có vậy mà tôi không nghĩ ra, mang tít lên
đỉnh núi chôn thật sâu dưới đất thì có trời phát hiện. Vậy ông tiến hành đi…”
“ Khoan đã, bà viết cho tôi cái giấy…”
Bà Phu nhân trố mắt :
“ Giấy gì, không lẽ ông cần giấy phép chôn cất
?”
Ông Thuộc bật cười :
“ Bà đừng mất bình tĩnh vậy, bà viết cho tôi cái biên
nhận chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu …”
Bà Phu nhân thở hắt ra :
“ Lại còn thế nữa kìa ? Làm ăn phải…tin tưởng nhau chớ
….”
Ông Thuộc bật cười :
“ Tôi có làm ăn với bà đâu. Tôi chỉ làm thuê thôi .
Xong việc bà lặn về tỉnh, quên hết mọi chuyện thì công sức tôi thành nước
lã ra sông ?”
Bà Phu nhân đành lấy giấy bút viết theo lời ông Thuộc.
Kể ra nếu lão không nhận tiền mà chỉ yêu cầu bộ giấy rởm thì bà sẵn sàng xù nợ
thật. Lão đòi nắm đằng chuôi vậy kể cũng có lý. Bà Phu nhân vứt bút lên bàn
giục tiến hành ngay và khi xong công việc điện thoại cho bà biết. Ông
xách cái gói đi rồi bà Phu nhân mới ném người xuống giường rũ ra như quả bóng
xì hơi.
Dường như bao sức lực đã dốc hết cho công việc
ghê gớm kia, giờ nằm nghĩ lại mới thấy cái đỉnh cao bà vừa vượt qua thật
kinh khủng. Lúc này nhìn xuống bà mới choáng váng hết cả người.
“ Nhân bất độc bất anh hùng”, ông chồng bà vẫn nói như thế. Bà chẳng muốn làm anh
hùng, bà chỉ muốn giữ cho cái ghế Chủ tịch tỉnh của ông chắc chắn, cuộc sống
gia đình bà mãi mãi giàu có, ổn định vững vàng như bây giờ thôi. Trong lúc này
bà mới thấy cần tới ông. Bà bấm điện thoại và lập tức đầu dây bên kia có tiếng
nói quen thuộc của ông Chủ tịch. Ông vẫn ở đó, toà biệt thự sang trọng của bà,
nơi bà sẽ lui về nghỉ ngơi, thư giãn, trút sạch mọi ưu phiền, lo toan trong mấy
ngày qua. Bà bỗng thấy yên tâm hẳn và nở một nụ cười thoả mãn làm sáng khuôn
mặt tối rầm.
*
* *
“Mười phần trăm ?“
Gã thư ký ngồi lại một mình trong góc nhà hàng làu
bàu. Trong những phi vụ thế này thông thường thằng “ chân gỗ” được hưởng ít
cũng phải ba mươi phần trăm, gã tiếc đứt ruột đã đưa ra cái giá quá rẻ để
thằng giáo vụ hạ thấp đến thế. Mẹ kiếp, cái giá của bài học kinh nghiệm
sao mà đắt ? Luật chơi là vậy, mình nhún là đối phương lấn tới.
Một em tiếp viên váy ngắn cũn phô ra cặp giò trời cho,
kè tới rót bia :
“ Anh uống đi chớ, sao ngồi một mình buồn quá vậy ?”
Rồi tự nhiên như ruồi, em gái sà vào lòng, kê ly
vào miệng gã :
“ Nào anh với em cưa đôi…”
Mùi thịt tươi xộc vào nguời chạy xuống tận gan bàn
chân làm gã bủn rủn , chà, con nhỏ này chắc chưa qua tuổi 13, đụng tới là …rũ
tù. Nhưng mà…sao nó ngon thế, mắt long lanh, người mát rượi, da lại mềm
và trắng nõn, thật đúng “thị hiếu” của gã vốn kỹ tính cứ em nào U20 là cho qua.
Ở tỉnh nhà, gã thư ký tuyệt nhiên không bén mảng tới chốn ăn chơi. Gã biết mình
đang giữ một chỗ béo bở là thư ký Chủ tịch tỉnh, rất nhiều kẻ nhòm ngó, bước
một bước phải tính một bước, bởi thế cho dù trong Uỷ ban khối anh dè bỉu
“ông cụ non” đạo đức rởm, gã cứ tảng lờ, nhất định từ chối mọi chèo kéo . Cứ
hết giờ làm việc, gã lại ru rú trong phòng hoặc đọc sách hoặc coi tivi, đố có
thằng nào moi ở gã sơ xuất gì. Nhưng ra ngoài tỉnh lại khác, xong công vụ là gã
nhảy xe ôm tới một nhà hàng bí mật, ở đó lúc nào cũng sẵn các em U 20 tận tâm
phục vụ từ A đến Z. Thực ra các em U 13 mới là móm khoái khẩu nhưng gã lại
sợ đổ bể, lãnh quả hình sự “ cưỡng dâm con gái vị thành nhiên” thì tiêu
đời, thôi cứ U 18 cho chắc ăn, cùng lắm phạt hành chính là xong chuyện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét