TÔI


Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

YÊU THỜI ...ĐỒ ĐỂU (KỲ 26 đến 30)



Gã thư ký từ nãy cắm mặt xuống chồng giấy tờ, vội vã ngẩng lên :
“ Báo cáo có liền…nhưng chuyện này…”
Nói rồi gã mở cửa nhìn hành lang vắng hoe quay vào thì thào :
“ Vụ này chú Hai từ từ…con dàn xếp xong rồi hẵng ký…”
Ong Chủ tịch tươi mặt, vui vẻ :
“ Được được, mày cứ làm tới, có điều nghe ngóng thiệt chắc ăn nghe chưa ?”
 Niềm vui của ông Chủ tịch chẳng được mấy chốc, tối hôm đó đang nhấm nháp ly rượu tây, mải nghĩ ký cái dự án “ Quy hoạch trồng rừng phòng hộ”  được bao nhiêu, chợt vang tiếng điện thoại. Vẫn cười cợt, hắn hỏi ông có tin gì chuyện ông đang bị rắc rối chưa ? Ong điên máu, quát to :
“ Mày là thằng nào, có chuyện gì nói mẹ nó ra, úp úp mở mở tao cho công an còng giờ …”
Bên kia có tiếng cười sằng sặc làm ông Chủ tịch chột dạ, nó phải nắm được bằng cớ gì mới nhơn nhơn vậy, xin xỏ nhờ vả đâu dám hỗn láo thế. Bởi vậy ông không dám cúp máy, cắn răng đợi thằng đó cắt cơn cười.
“ Vậy đồng chí Chủ tịch nhớ lại chưa ? Đồng chí có mấy văn bằng ?”
“ Tao có hai cái lận, một cái đại học chính trị, một cái đại học kinh tế, học hành đoàng hoàng mày đừng tưởng bở bằng rởm…”
“ Sót một cái rồi, đồng chí có tới 3 cái kìa, hai đại học và một tốt nghiệp phổ thông…”
“ Thì tất nhiên phải có bằng tốt nghiệp phổ thông mới được thi vào đại học chớ…”
“ Đó đó…rắc rối chỗ này, bằng phổ thông của đồng chí Chủ tịch là bằng rởm !”
Ong Chủ tịch nổi cáu :  :
“ Nói láo, mày nói láo…”
“ Ong Chủ tịch không tin ? Tôi có trong tay đây, đồng chí học bổ túc văn hoá ở Bạc Liêu nhưng lại thi ở…Ban Mê Thuột…hề hề đúng là “chạy” bằng rồi…Tấm bằng rởm này lọt tới Ban nội chính  tỉnh uỷ đồng chí  ăn nói sao đây ?”
Ong Chủ tịch lạnh toát người, chuyện rất vớ vẩn , trong bao nhiêu năm xông pha đánh Mỹ diệt nguỵ, có bao giờ ông nghĩ cái bằng trung học phổ thông, tức tú tài hồi đó lại quan trọng vậy, ấy thế mà  bỗng thành quả mìn nổ chậm có thể phá tan sự nghiệp . Ong khàn giọng :
“ Mày đòi bao nhiêu ?”
“ Hai chục ngàn chẵn…”
“ Hai chục ngàn gì ?”
Bên kia lại cười cùng cục :
“ Hai chục ngàn đô la Mỹ ấy ông Chủ tịch ạ…”
Oi trời ôi, ông Chủ tịch cảm giác bị cắt cổ, rồi máu sở hữu nổi dậy, ông quát :
“ Thằng khốn nạn, một xu không trả, tao cho công an còng mày…”
Ong cúp máy đánh xoảng bao giận dữ trút cả xuống đó. Cuộc chiến thầm lặng giữa ông và ông Mười Vỉa, Trưởng ban nội chính , em ruột ông Sáu, Bí thơ tỉnh uỷ sắp nổ ra dữ dội, nhất dịp Đại hội tới, nó mà vớ được chuyện  này khác nào có khẩu AK gí ngực ông, có chạy ra Ban tổ chức trung ương xin cống nạp vài trăm tỉ cũng khó thoát. Ong vội vã bấm di động gọi thư ký :
“ Mày tới ngay nhà tao… cái gì…bịnh hả…sáng mai không được …mày có què giò  cũng phải lết  đến  ngay lập tức…”
Ong nằm bật ngửa, nghĩ nát óc về cái hố ông vừa rơi xuống. Hai chục ngàn đô la tức 400 triệu, trời ơi quân hút máu người, xưa nay ông chỉ quen thu vào chứ chưa quăng ra bao giờ, ngay cả lo lót, quà cáp cấp trên ông cũng rút ngân sách, mỡ nó rán nó, vậy mà trời ơi, ông sẽ phải cống nộp thằng cha căng chú kiết những bốn trăm triệu và liệu có yên thân ?
Gã thư ký tới ngay với bộ mặt Chúa cứu thế vác thập giá. Ong Chủ tịch cau mày :
“ Mày làm sao bộ dạng như thằng chết trôi thế kia ?”
“ Chú ơi, chết đến cổ rồi, chiều nay đang thảo quyết định cho chú bỗng  sa sẩm , tối tăm mặt mày không khéo phải đi viện ..”
“ Đang nước sôi lửa bỏng , mày bịnh chết tao. Thôi được, cố lên, xong việc này tao cho đi viện.”
Gã thư ký kinh ngạc :
“ Chuyện gì chú ? Thanh tra trung ương sắp vào à ?”
“ Không không, chuyện đó nhằm nhò gì, cứ mỗi thằng cái bì thư là xong hết. Tao hỏi mày còn nhớ cái bằng tốt nghiệp phổ thông ngày trước mày chạy cho tao không ?”
“ Có chớ ? Hồi đó bản chính nộp Trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh , còn bản sao nộp Trường Nguyễn Ai Quốc rồi…”
Ong Chủ tịch chợt nổi cáu :
“ Cái bằng ấy mày lấy ở đâu ?”
“ Con lấy mãi trên Ba Mê Thuột lận. Mà có chuyện gì vậy chú ?”
Ong Chủ tịch thở hắt ra :
“ Vậy thằng đó nói đúng rồi. Sao hồi ấy mày không lấy ngay ở tỉnh nhà mà phải lên tận trên đó ?”
“ Lấy sao được, cả cái Sở giáo dục này ai chả biết chú Hai có đi học ngày nào mà đòi thi tốt nghiệp, đành  phải chạy lên mấy thằng Thượng tù mù mới dễ lấy chớ”
“ Sao hồi đó mày bảo tuyệt đối an toàn ?”
“ Thì bao năm nay có thằng nào ở trển kiện cáo gì đâu ?”
“ Vậy mà có đấy,  không phải Ban Mê Thuột mà ngay Sàigòn mới chết …..”
Rồi ông kể lại câu chuyện gã dấu mặt gọi điện. Gã thư ký ngẫm nghĩ hồi lâu rồi la lên :
“ Vậy đúng hắn nằm trong Trường đại học kinh tế rồi…”
“ Sao mày biết ?”
“ Thì bây giờ tụi nó phát minh ra mánh đi moi bằng rởm của  quan chức để tống tiền …”
Ong Chủ tịch tái mặt :
“ Vậy đúng tụi này chơi tao rồi…”
“ Mình báo chú Ba Giám đốc công an đi chú …”
Ong Chủ tịch xua tay :
“ Ay chớ, mình bắt nó vỡ chuyện xài bằng rởm, nó chết  tao cũng  kỷ luật …”
“ Đúng vậy, cái bằng này mà rơi vào tay ông Mười Vỉa, Trưởng ban nội chính  thì rầy rà to…”
Ong Chủ tịch lạnh toát cả người :
“ Vậy sao ? Giờ mày bảo tao nên thế nào ? Đại hội Đảng bộ tới nơi rồi, không giải quyết cho êm thì cả mày cũng…chết…”
Gã thư ký nhăn mặt, có vẻ suy nghĩ rất lao lung. Ong Chủ tịch rất muốn biết trong đầu gã đang nghĩ gì nhưng chuông điện thoại lại réo ầm ĩ. Ong vội vã :
“ Lại thằng đó, mày thay mặt tao giải quyết vụ này nghen…”
Ong cầm máy lên :” A lô…”, hoá ra không phải “nó” mà bà phu nhân gọi về :
“ Ong đấy hả ? Ong khoẻ không ? Ong nhớ phải uống thuốc cho đều nha. Buổi sáng bảo con Gái nó nấu cho bát cháo bồ câu ăn cho có sức, buổi trưa kêu mấy đứa văn phòng đun cách thuỷ đường phèn với yến sào…”
Ong sa sầm mặt, cắt ngang :
“ Có chuyện gì nói luôn đi…ở nhà tự khắc tôi lo…”
Bà phu nhân còn dặn dò thêm vài ba điều nữa mới chịu nói :
“ Ong ơi tôi phải đưa con Kim Anh đi nghỉ mát ít ngày cho nó phục hồi sức khoẻ, mấy hôm nay nó yếu lắm…”
“ Bà định đưa nó đi đâu ?”
“ Vũng Tàu  được không ?”
“ Đi đâu tuỳ bà nhưng cấm không được gây phiền nhiễu, rắc rối ...”
Bà phu nhân rối rít cam kết và líu lo chập nữa mới chịu cúp máy. Ong Chủ tịch thở dài quay sang gã thư ký:
“ Sáng mai mày bố trí xe cho bà ấy đưa con Kim Anh đi Vũng Tàu …Vợ với con, tối ngày rong chơi chẳng chia sẻ được cái con mẹ gì…”
“ Vậy rồi cái việc kia chú tính sao ?”
“ Mày coi kỹ, nếu nó moi được đúng cái bằng ấy thì đành phải mua lại chứ còn tính sao…”
“ Vậy chú có chịu cái giá đó không ?”
Ong Chủ tịch bất chợt nhìn gã thư ký như thể chính gã là người bán vậy. Hay là chính thằng này bầy trò tống tiền ? Rất có thể lắm ? Trong giới quan chức bây giờ, chuyện gì chẳng xảy ra. Bản tính đa nghi bất chợt làm ông Chủ tịch nhìn chằm chằm vào gã . Chỉ một thoáng bối rối thôi là gã tiêu đời, ông Chủ tịch xuống tay hạ độc thủ thì chỉ còn có nước đi…cạo mủ cao su. Tuy nhiên, mặt  gã vẫn tỉnh queo, lạnh băng  làm ông Chủ tịch cũng thua, chịu, không biết gã nghĩ ngợi gì.
Chuông điện thoại lại réo ầm ĩ. Ong Chủ tịch xanh mặt :” Nó đấy…”, rồi nói vào máy:
“ Lại mày hả ?”
Đầu dây có tiếng cười cùng cục :
“ Chắc ông Chủ tịch chờ điện thoại của tôi ?  Sao, dứt điểm được chưa ?”
“ Tao không muốn nói chuyện này qua điện thoại, từ nay mày liên lạc với thằng này, nó đại diện tao…”
Ong đưa máy cho gã thư ký. Gã liến thoắng một hồi rồi quay sang ông Chủ tịch :
“ Nó hẹn gặp Sàigòn…đưa trước 5 ngàn nó sẽ cho mình một bản phô tô…”
“ Vậy nó phô tô làm nhiều bản rồi lại tống tiền nữa thì…chết tao ?”
“ Không có chuyện đó đâu…tụi nó là dân làm ăn chuyên nghiệp mà chú .”
“ Ý  kiến mày sao ?”
Gã thư ký ngập ngừng :
“ Tuỳ chú thôi…thằng này kiếm được bằng của chú trong hồ sơ  ở trường đại học thật đấy…”
“ Nó có bớt không ?”
“ Nó nói dứt khoát không ? Nó bảo cái ghế Chủ tịch của chú còn gấp trăm lần giá đó…”
Ong Chủ tịch thở hắt ra :
“ Thôi được, mai tao quyết định…”
Ong Chủ tịch thức trắng đêm. Quyết định chuyện này còn khó hơn cả xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị. Nhưng việc kia còn có nguyên dàn tham mưu Sở , Ban, Ngành…việc này mỗi mình ông, ngay cả vợ con cũng chẳng hỏi han, chia sẻ được gì. Nằm chán ngủ chả được ông lại ra bàn ngồi. Ngồi mãi mắt vẫn chong chong, ông mở cửa bước ra vườn.
 Mảnh trăng lưỡi liềm không còn gợi cho ông biểu trưng của Đảng nữa mà như  thanh sắt cong nóng đỏ, cháy rát trong đầu ông. Không hẳn  ông tiếc 20 ngàn đô la, nhưng cái việc mua “bằng cớ " này mới quá. Từ chiến khu về, ông đã được quán triệt tinh thần cảnh giác “ viên đạn bọc đường” cũng nguy hiểm không thua gì đạn Mỹ. Nhưng rồi những điếu thuốc có cán thay dần thuốc rê, giày xi đen thay dép râu, rượu ngoại thay rượu đế, xế hộp thay xe đạp…cuộc sống cứ thay đổi từ từ cho tới không thể  quay ngược  sống như  “ở rừng” được nữa. Thuốc rê đắng nghét làm sao hút ? Dép râu cứng quèo sao xỏ vô chân ?  Bởi vậy sao “ thực hành  cần kiệm liêm chính chí công vô tư” như lời Bác dậy được ? Rồi sang thời kinh tế thị trường ngồi ghế Giám đốc Sở, chẳng cần tham ô, móc ngoặc, cứ an toạ đó, ngày lễ ngày tết, ngày giỗ ông  thân sinh, cụ cố nội ngoại…thiên hạ cứ ùn ùn mang đồ tới chưa nói tới các khoản “lót tay”  này nọ. Rồi khi mở “ khu chế xuất”, trải thảm mời các nhà đầu tư vào tỉnh, leo lên được cái ghế Chủ tịch tỉnh thì khỏi nói, bổng lộc leo theo cấp số nhân. Khi ông cất nhà, thằng chở tới xi măng, gạch ngói, thằng  chở tới bồn tắm, bàn cầu…toàn hạng Mỹ xịn, tranh nhau xin được tham gia xây nhà “tình nghĩa “cho anh Hai Chủ tịch. Bà phu nhân mua đất rừng của dân theo giá bèo nơi khỉ ho cò gáy , lập tức Sở giao thông công chánh cho làm đường tới tận nơi, đất của bà ở đâu đường nhựa chạy theo tới đó , rồi quy hoạch khu công nghiệp, quy hoạch thị trấn đẩy giá đất lên chóng mặt, bà phu nhân cứ ung dung mua tiền ngàn bán tiền triệu , đút tiền vào két , cóc sợ thằng nào, thu nhập hợp pháp mà. “ Đầu vào” của vợ chồng ông Chủ tịch ngày càng tinh vi, công nghệ “móc túi Nhà nước “ ngày càng cao, tới khi tiền “ăn chia” các dự án rót vào tài khoản bí mật thì ngay đến vợ ông Chủ tịch cũng không hay biết.


Cho tới lúc này mọi việc đều êm xuôi, mai kia Ban nội chính trung ương có yêu cầu “giải trình tài sản của bản thân và vợ con”, ông cũng cóc lo, mọi thứ đều đã hợp pháp hoá, đã cất giấu tối mật đến mười thằng thanh tra cũng chẳng mò ra, huống hồ tụi này “ hễ có phong bì là nó thanh kiu”. Riêng việc “xuất tiền ra mua chứng cớ” này làm bao giờ, chưa đúc rút kinh nghiệm, chưa nắm chắc “thế chủ động”, sa sẩy  chút là sự nghiệp đi tong, bởi thế ông suy nghĩ đến buốt cả óc mà cũng chưa biết sao ? Ong cứ ngồi trên ghế đá trong vườn, nhìn vầng trăng lưỡi liềm, tưởng như cái biểu trưng của Đảng  ấy sẽ cho ông lời đáp.
Bất chợt có tiếng động sau lưng làm ông quay phắt lại.
“ Thưa ông…ông có dùng cà phê để con pha ạ ?”
Tưởng ai, hoá ra con Gái, cháu vợ ông dưới quê, bà phu nhân kéo lên  tỉnh  làm người hầu . Bà đã mất nhiều công kén kỹ lắm, ngay bên Sở lao động giới thiệu bà vẫn không chịu, sao tin được, nhỡ “tụi nó” gài nội gián thì nguy to, phải đích thân bà tìm mới yên tâm. Cái đứa nhanh nhẹn, hoạt bát thì dễ  tắt mắt, cái đứa lầm lì, chắc chắn lại sợ phản trắc, già quá thì yếu chân yếu tay, trẻ quá lại “bắt mắt” ông chủ thì bằng rước hoạ vào nhà. Bà cứ dùng dằng mãi tới lần về quê ăn giỗ mới chọn được con bé họ xa, vai vế cháu ngoại. Nó mới 15 tuổi, gầy ốm, tay chân xương xẩu, nhìn qua cũng đủ biết dân lao động, xốc vác từ bé, cần mẫn, chịu khó. Thế là ngay hôm đó, con bé Gái được leo lên ô tô theo bà lên tỉnh. Quả nhiên nó không phụ lòng mong mỏi của bà. Nó làm quần quật từ sáng đến tối, nào bếp núc, nào lau nhà, nào chăm sóc vườn tược …mọi thứ lúc đầu nó còn lớ ngớ , nhưng được cái sáng dạ, mở bếp ga, bật máy giặt, đặt nồi cơm điện…bà chỉ bầy cách có một lần là nó nhớ. Tính nết cũng khỏi chê, suốt ngày cắm cúi làm việc, gọi thì nói, hỏi thì thưa, tuyệt đối không hóng chuyện, không tò mò thóc mách, hết việc là chúi vào trong phòng ngách dưới bếp, ti vi cũng chẳng dám coi, cứ như cái bóng trong nhà mà lại rất được việc, sai bảo gì cũng xong làm bà phu nhân  hài lòng lắm.
Tiểu thư Kim Anh lúc đầu chê bai đủ điều, nào “ nom nó như  con nhà ăn mày”, nào “ dơ dáy, đen đúa nom thấy ghê”, nhưng rồi có một đứa sai  việc gì cũng làm, nghe chửi mấy cũng không hé răng , nên  dần dần cũng bớt ca cẩm, thỉnh thoảng còn quăng cho nó  chiếc áo, chiếc quần thải ra .
Tuy nhiên, suốt mấy tháng liền đầu óc mải mê theo thằng Bảy lái xe, rồi ông thầy nhân điện, có một điều bà phu nhân không nhận ra ở con bé Gái . Sau mấy tháng ăn uống no  đủ, nào thịt nào cá nào tôm…những thứ có nằm mơ chẳng thấy  trong bữa ăn vốn chỉ cơm rau với tép khô, con bé Gái bỗng phổng phao hẳn lên, chân tay không còn xương xẩu , da dẻ cũng bớt đen đúa, đôi gò ngực đã nổi cao, hai má đã phinh phính, đôi khi trong bếp ra còn phơn phớt hồng.
Và bây giờ cái vẻ trổ mã rất thiếu nữ của nó đang lồ lộ trước mắt ông Chủ tịch. Lâu nay ông chẳng thèm để mắt tới nó, cũng giống như mọi lần bà phu nhân khuân về cái máy giặt, cái tủ lạnh…, nó cũng vậy, cũng như một cái máy trong nhà, ông còn nhiều việc lớn lao khác cần quan tâm ? Nhưng bây giờ thật bất ngờ, dưới  ánh trăng  mờ mờ, con bé Gái đứng trước mặt ông Chủ tịch đang toả ra sức thanh xuân của một cơ thể dậy thì căng đầy. Ôi cái cần cổ sao mà trắng, bộ ngực căng sẵn mà hình như nó còn ưỡn ra. Rồi cắp đùi …ôi trời …cái quần chật căng chật ních như bó giò. Ông Chủ tịch tim đập thình thịch, người nóng ran. Thoạt đầu con bé ngạc nhiên trước cái nhìn chòng chọc của ông Chủ tịch. Bà phu nhân đã dặn  chỉ khi nào ông ngủ rồi nó mới được lên giường và nhớ hỏi ông muốn ăn uống gì thì lo cho ông. Bởi vậy nó chưa dám ngủ khi thấy ông còn ngồi ngoài vườn. 
“ Thưa ông…thưa ông…ông dùng cà phê để con pha ạ…”
Ong Chủ tịch thở hồng hộc, giọng  hào hển :
“ Mày ngồi…mày ngồi xuống đây ông biểu…”
 Con bé Gái nghe ông nói vậy thì  trố mắt kinh ngạc. Từ ngày đặt chân vào cái “lâu đài” này, nó chưa bao giờ được nghe ông chủ bảo ban điều gì, mọi chuyện cần tới nó đều qua bà phu nhân. Bởi vậy nó cứ đứng đực ra làm ông Chủ tịch sốt ruột  kéo tay nó:
“ Nào, ngồi xuống đây, ngồi xuống đây tao biểu, vậy năm nay mày nhiêu tuổi rồi ?”
“ Thưa ông con mười sáu ạ…”
“ Học lớp mấy ?”
“ Thưa ông lớp ba ạ…”
Nó thưa gửi lễ phép vậy là nhờ bà phu nhân đã bảo ban kỹ càng, chứ ở nhà,  nói năng cộc lốc quen rồi. Ong Chủ tịch lại bảo học lực vậy là quá thấp, phải phấn đấu ít nhất  qua được cái lớp mười, thanh niên bây giờ cần có ý chí vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật , làm chủ công nghệ tiên tiến mới mong theo kịp đà công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước…Con bé Gái chẳng biết ông nói cái chi chi, chỉ thấy bàn tay của ông bò rần rần trên đùi nó.
“ Nhột, nhột…”
Nó la lên làm bàn tay ông Chủ tịch dừng sững lại nhưng miệng ông vẫn  bẻo lẻo :
“ Con phải đi học con ạ, có đi học mới có tương lai tiền đồ rực rỡ…”
“ Bà không cho đi…”
Nó nói trống không, quên phắt lời dặn dò của bà phu nhân. Cái vẻ giận hờn rất con nít làm ông Chủ tịch thích chí :
“ Vậy mày cứ  làm người phục vụ mãi cho bà sao ? Sau này còn đi lấy chồng nữa chớ ?”
“ Mai mốt lấy Đài Loan…”
Nó lại buông giọng trống không làm ông Chủ tịch bật cười :
“ Ai xui mày vậy ? Lấy Đài Loan khổ chết …”
“ Khổ đâu, chị Tám trong xóm con lấy chồng Đài Loan năm nào cũng gởi tiền về cho ông bà già cất được nhà nữa kìa…”
Vẻ bướng bỉnh rất con nít làm nó sáng bừng khuôn mặt . Người ông run bần bật, bàn tay ông cứ bò dần, bò dần vào mật khu làm nó lại la lên :
“ Nhột …nhột…ông Hai kỳ quá hà…muốn con méc bà hôn ?”
Ong Chủ tịch nghe như súng nổ bên tai, vội rụt tay, ngồi nghiêm chỉnh, mặt nghiêm trọng như khi xuống dự cuộc họp cấp huyện. “Méc bà” – đó mới chính là điều ông sợ nhất. Ong quá rõ tính vợ, bà muốn  “bồ” đâu mặc bà, còn ông , bà cấm tiệt.
 Một lần có đoàn khách Ban tổ chức trung ương vào, tiệc tùng xong, theo thông lệ  phải chuyển sang “ karaoke vườn” vốn là món đặc sản của tỉnh. Ông là chủ nhà đương nhiên phải dẫn khách đi chơi chớ – đồng chí Chánh văn phòng Uỷ ban tỉnh đã yêu cầu vậy. Ờ thì đi, văn nghệ quần chúng mà, mắc mớ gì không dự ?
Đoàn xe đưa các quan ra khỏi thị xã chạy tuốt lên rừng cao su. Những chùm đèn mầu nhấp nháy trong lùm cây. Xe vừa đậu, má mì và các em đã ùa ra đón. Ong Chánh văn phòng vội vã đi trước, dẫn đoàn vào một phòng rộng sắp đặt toàn xa lông gỗ quý, quanh tường treo sừng hươu, đầu cọp, da hổ…chính giữa phòng kê một màn hình lớn. Các quan chia nhau ngồi để má mì dắt các em ra “chào đoàn”. Ong Trưởng đoàn được chọn “em” trước, rồi tới ông Chủ tịch tỉnh…cứ thế lần lượt theo thứ tự trên dưới, người nào cũng có một em ngồi cạnh. Mới vào cuộc hát còn ngồi trong phòng , sau vài ly sừng sừng , lần lượt mỗi “quan” dắt một em lẩn ra vườn “hóng mát” tất nhiên không phải ngồi gốc cây, ghế đá. Khuất sâu trong bóng tối của rừng cao su, rải rác những ngôi nhà tranh nhỏ xíu, bên trong có giường nệm, có toilette, có cả máy lạnh, mỗi nhà chỉ giành cho hai người và các quan đều dẫn em lẩn vào đó. Không đầy 15 phút sau chỉ còn trơ lại ông Chủ tịch và em gái ngồi bên đang phụng phịu chờ. Ong Chánh văn phòng ở đâu chạy tới :
“ Kìa…thủ trưởng dẫn em vô “chuồng cọp” đi chứ. Để em chờ mãi em sắp khóc kìa…”
Ong nhớn nhác nhìn quanh, vừa nắm tay em gái đứng dậy bất ngờ máy di động tấu nhạc ầm ĩ. Chết cha rồi vợ gọi tới. Tiếng bà rít lên trong máy :
“ A..lô…ông ở đâu đấy ?”
“ Đang họp…thường trực Uỷ ban rút kinh nghiệm làm việc với đoàn cán bộ trung ương chiều nay chứ ở đâu .”
“ Nói phét, họp hành gì giờ này, lại kéo nhau xuống khu “Chuồng cọp” rồi chứ gì ? Về ngay, về ngay…”
“ Ô hay cái bà này, tôi đang tiếp khách VIP mà …”
“ Ong không về tôi phóng xe tới đừng có trách…”
Ong Chủ tịch tắt máy, ê ẩm cả người. Cái con nhỏ này nom ngon như miếng thịt bê non sắp rơi vào miệng , giờ đành phải bỏ đó, nuốt nước miếng ra về. Hôm đó ông vừa về , bà phu nhân đã xăm xoi hết từ quần áo tới tóc tai , la hét một hồi nữa mới tha . Từ đó ông cạch , mặc cho Chánh văn phòng yêu cầu ông đi “tiếp khách”, ông cứ từ chối phắt, phân công đồng chí Phó Chủ tịch đi thay.
Nhưng đêm nay khác, vợ con đi vắng, trời đất thênh thang có mỗi mình ông với con bé này, xem ra  nó chỉ doạ ông vậy thôi, cố nội nó cũng chẳng dám “méc bà”. Nghĩ vậy ông đổi thái độ, cười cợt  :
“ Đố méc đấy, bả xé xác mày ra…”
“ Thiệt nha…con méc thiệt nha…”
Nói rồi nó xích xa ra khỏi ông, hai tay khoanh chặt lấy ngực, rụt cổ lại nhưng mắt vẫn liếc xéo . Ong từ từ rút trong túi một xấp tiền giơ lên :
“ Mày biết gì đây không ?”
“ Gì ?”
“ Tiền chứ còn gì, mày thích tao cho mày đấy…”
Ong xích lại nhét tiền vào tay nó.
“ Cho thì lấy…”
Nó nói tỉnh bơ và nhét vào túi, tuy nhiên khi ông nhào tới nó vẫn đẩy bật ông ra. Con này khoẻ gớm thiệt, sử dụng bạo lực là không xong rồi, cứ phải vận động, thuyết phục thôi. Ong nắm tay nó :
“ Mày có muốn nhiều tiền không ?”
“ Tiền…ai chả thích …”
“ Vậy vào phòng , tao lấy cho…nào…”
Nó nhìn ông ngập ngừng. Bây giờ nó chẳng kính nể gì ông, ngược lại, vẻ khẩn khoản , nài nỉ của ông làm nó thấy tội nghiệp. Ừ thì đi…sợ gì. Oi chao lần đầu tiên trong đời nó đặt chân vào một thế giới sang trọng như vậy. Nào đèn giường, đèn bàn, đèn góc phòng, nào giường , tủ bàn…chỗ nào cũng đẹp cũng lạ. Nó trố mắt nhìn ông Chủ tịch lóng ngóng mở két sắt rút ra một tập tiền toàn giấy năm trăm láng coóng, bên trong còn chất nhiều cọc dầy cộp nữa. Chưa bao giờ nó được thấy nhiều tiền đến thế. Ong kéo nó lại gần giường :
“ Tới đây, tới đây…tao cho mày này…nhiều tiền…nhiều tiền lắm…”
Nó cứ để ông nhét tiền vào tay và ôm chầm lấy nó. Ong Chủ tịch bắt đầu thở dốc  khi đè được con bé ra giường. Nó cứ để măc ông lột áo,rúc đầu vào bầu vú nó, rồi tụt xuống dưới lột quần, tồm tộp như lợn ăn cám. Nó đang mải nghĩ chỗ tiền này không biết bao nhiêu, lại thêm cả chỗ ông cho nó lúc ngoài vườn , chắc phải mấy  triệu , bất chợt nó thấy ông Chủ tịch trợn ngược mắt, nằm lăn đùng ra giường , ngáp ngáp như  bị  ai  bóp cổ :
“ Thuốc….thuốc…”


Con bé Gái cài lại khuy áo ngực vừa bị ông giật ra mới chịu quay ra :

“ Ong biểu cái gì ?”

“ Thuốc…trời ơi lấy lọ thuốc ở bàn …ở bàn kìa…lẹ lên không tao chết giờ…”

Nó mới nhận ra tình thế nghiêm trọng. Không uống  thuốc nhanh ông Chủ tịch chắc chết.  Nó vội nhào tới bàn vơ đại một lọ.

“ Thuốc đây ông ơi…”

Ông Chủ tịch mở mắt ra nhìn rồi rền rĩ :

“ Không phải , không phải lọ này… lọ vàng vàng kìa…”

Sau cùng nó cũng nhét được vào miệng ông Chủ tịch ba viên thuốc xinh xinh. Lúc này nom mặt ông dúm dó, tái mét, sợ hãi và yếu ớt như  đứa con nít. Rồi ông ngủ thiếp , trong mơ ông lại thấy mình oai hùng là một dũng sĩ ngày xưa, thảy lưỡi lê vào ngực tên lính Mỹ làm máu phun toé loe . Tỉnh dậy ông vẫn  thấy con bé Gái ngồi bên giường. Nó ngồi đó, ngoan ngoãn như con cừu non dâng tận miệng vậy mà mẹ kiếp, ông …đành chịu. Ong chua xót và tê tái cả người. Lần đầu tiên kể từ khi tham gia cách mạng, ông có cảm giác thất bại chứ khộng “nắm chắc phần thắng” như  bao phong trào ông thường phát động, bao công tác ông thường  điều hành mấy chục năm qua.

Mà thua ai kia chớ, thua  con oắt con giúp việc,cái đinh ốc nhỏ nhất trong bộ máy đảng và Nhà nước, đau thiệt là đau. Nỗi đau ông Chủ tịch chưa được mấy chốc, giấc ngủ lại kéo tuộtvào  mộng mị. Văng vẳng bên tai có tiếng rền rĩ của một…con khỉ. Nguyên ngày xưa, hồi ở rừng, để làm bữa liên hoan mừng Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng , ông xách súng đi săn. Lần mò vào sâu trong rừng gặp  đôi vợ chồng khỉ khẹc khẹc trên cây cao, ông giương súng đòm một phát hạ ngay con cái rơi bịch xuống đất. Con đực nhào tới ông lại đòm phát nữa làm nó sợ quá, “chít, chít” chạy tuốt vào rừng. Con khỉ khiêng về cạo lông trắng hếu giống y trang đứa con nít, cấp dưỡng trổ tài nấu đủ món xào lăn, nướng, luộc … cả cơ quan được một bữa thịt ê hề. Ong hả hê tuyên bố sẽ đi tìm hạ nốt con khỉ đực. Thế rồi  chẳng phải ông đi tìm nó mà chính nó tìm tới ông. Một  đêm có tiếng sột soạt trên mái lán rồi có tiếng khỉ hú ai oán. Đúng con khỉ chồng rồi, ông xách súng chạy ra nã một phát nó chạy mất, trở vào vừa chợp mắt đã lại nghe tiếng khỉ kêu thảm thiết trên mái lán. Mấy đêm liền chẳng ngủ được, ông tức giận giao nhiệm vụ cho tổ cảnh vệ phải tiêu diệt bằng được con khỉ hỗn láo. Tối hôm sau, 4 tay súng AK nấp quanh lán, giương nòng  chờ sẵn. Quả nhiên, có tiếng lá sột soạt, con khỉ lại tới. Ngay lúc nó vừa cất tiếng hú, những tràng AK nhất loạt vang lên giòn giã. “ Nó chết rồi, nó chết rồi”…một anh cảnh vệ reo toáng, mọi người túa đi tìm xác khỉ , một bữa thịt thịnh soạn đang chờ làm ai nấy đều hăng hái, phấn khởi, người len lỏi trong lùm cây quanh nhà, kẻ trèo lên mái lán, lạ thay, tìm mãi, tìm mãi chẳng thấy nó đâu. Chắc nó dính  đạn chạy tuốt vô rừng sâu rồi, cả 4 khẩu AK bắn chụm như vầy thoát sao nổi? Đêm sau, ông yên trí lên giường, thế rồi vừa chợp mắt đã choàng dậy, lại vẫn nghe tiếng khỉ kêu. Ong nổi cáu vớ ngay khẩu K 59 nhè chỗ tiếng nó bắn liền  mấy phát. Tiếng kêu bặt hẳn, ông lên giường chưa kịp ngủ bên tai lại văng vẳng tiếng khỉ kêu . Mấy đêm liền như vậy, sợ “thủ trưởng “ ốm, bên tham mưu vạch kế hoạch săn bắt khỉ, cứ tối đến toàn cơ quan phối hợp với tổ cảnh vệ tổ chức sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm tiêu diệt ngay từ loạt đạn đầu khi con khỉ ló mặt . Lạ thay mấy lần phục kích chẳng ai thấy gì , chỉ riêng ông cứ lên giường chợp mắt lại nghe tiếng nó hú rền rĩ. Thôi đúng ông mắc bệnh hoang tưởng rồi, cứ kéo dài chắc ông bệnh nặng, cấp trên đành rút ông về ATK (an toàn khu) điều dưỡng.

Từ ngày đó đến nay đã qua cả chục năm, kỳ lạ thay trong giấc ngủ đêm nay ông Chủ tịch lại nghe thấy tiếng khỉ kêu ai oán. Rồi khi ông vừa vùng dậy, một con khỉ to tướng, lông lá đầy mình từ đâu nhảy xổ tới giương hai tay chộp lấy mặt  làm ông kêu thét. Choàng mắt dậy ông thấy con bé Gái ngồi bên đang lay người ông gọi rối rít . Hoá ra ông nằm mơ. Ong nhỏm dậy, nhìn quanh  và nhớ lại mọi chuyện . Con bé Gái lên tiếng :

“ Ong Hai cứ thét lên làm con sợ quá…”

Ong Chủ tịch ngước nhìn  đồng hồ treo tường :

“ Hai giờ sáng rồi kia à ? Sao mày không về phòng ngủ đi. Tao không sao đâu, nằm mơ đó mà …”

“ Con chờ…ông Hai tỉnh dậy…”

Ong Chủ tịch hiểu khác đi :

“ Thôi thôi, tao lên cơn hen mệt muốn chết, giờ mày có tụt quần ra tao cũng chịu, để tối mai nghen…”

Con bé Gái chẳng nói chẳng rằng cứ ngồi ì bên giường. Ai chà, nó muốn gì nữa đây, chẳng lẽ mới sơ sơ vậy đã ngứa nghề rồi sao ? Chứ lại không ư ? Nom cái mắt với cái miệng kìa, cứ rừng rực, thôi đúng rồi, nó nứng lắm rồi, nhưng mà dứt khoát phải kiêng nha, động vào lên cơn hen nữa là… chết. Ong cương quyết đuổi nó  :

“ Về đi…mày về phòng ngủ đi…”

“ Con chờ ông Hai…”

Ong Chủ tịch chối phắt :

“ Khỏi khỏi,  tao đang mệt muốn đứt cả hơi, để tối mai…tối mai tao khoẻ rồi … tính. Mày đi đi…”

“ Ong Hai biên cho con cái giấy …”

Ong Chủ tịch trố mắt :

“ Giấy gì ?”

“ Giấy nói ông cho con tiền không nhỡ bà thấy bà đòi lại…”

Ong Chủ tịch giật bắn, lại còn thế nữa , bà phu nhân mà biết thì cả ông cũng chết, con nhỏ này lo xa thiệt. Nhưng có hoạ điên mà viết cho nó. Ong gạt phắt :

“ Khỏi khỏi…mày cứ giấu kỹ sao bà biết được ?”

“ Con phòng hờ vậy cho chắc ăn mờ…”

“ Tao không viết, mày về đi…”

Con bé Gái lì lợm :

“ Ong không viết con cứ ngồi đây, con không về…”

Ai chà chà, chưa chi nó đã tính ăn vạ . Nhìn cái mặt nó kìa, nó dám ngồi bên giường ông tới sáng mai chứ giỡn. Ừ thì viết, sợ gì. Ong xé tờ giấy ngoáy vài dòng :” Trên tinh thần hữu  ái giai cấp, tôi hỗ trợ cho cháu Nguyễn thị Gái một số tiền để cháu giúp đỡ gia đình xoá đói giảm nghèo…”. Con bé Gái cầm tờ giấy đánh vần từng chữ rồi đưa lại ông Chủ tịch :

“ Ong Hai ghi rõ số tiền cho con …”

Ong Chủ tịch bực mình :

“ Thì mày đếm đi, bao nhiêu ?”

“ Con đếm rồi…hai mươi tờ một trăm, mười tờ năm chục, tất cả là hai triệu năm trăm ngàn động…”

Ong đành phải chiều nó. Mắt nó sáng rỡ, nhét kỹ tờ giấy vào túi. Rồi khi  nó vừa dợm bước đi, ông Chủ tịch tiếc của trời kéo tay lại :

“ Nghe tao biểu đã …”

 “  Gì ?”

“ Cởi khuy áo ra tao coi…”

“ Ong Hai kỳ quá à…”

Nói vậy nhưng con bé Gái vẫn chiều ý ông Chủ tịch. Nó đang nghĩ với hai triệu rưởi này má nó có thể mua được chiếc xe nước mía đặt ở đầu xóm, ngày cũng kiếm được cả chục ngàn. Mai mốt ông Hai cho thêm nữa, biết đâu ba nó sẽ có tiền mua cái DREAM tàu chạy xe ôm. Nhưng cốt nhất là phải giấu kỹ . Giấu đâu há ? Cất trong giỏ quần áo ? Không được, nó thừa biết thỉnh thoảng bà chủ vẫn khám xét coi nó có ăn bớt tiền chợ không ? Giấu trong hốc cây trong vườn ? Cũng không được, nhỡ có ai nhìn thấy. “ Oi…đau…”, bất chợt nó la lên và đẩy đầu ông Chủ tịch ra khỏi bộ ngực trần của nó :

“ Ong Hai kỳ quá à …con đâu có sữa ?”

Ong Chủ tịch thở hào hển, hình như cơn đau thắt ngực lại tới. Ong lạnh toát cả người, nỗi lo đứt gân máu làm ông toát mồ hôi, ông vội quát :

“ Đi ngay, đi ngay…mày giết tao giờ…”

Con bé Gái tròn xoe mắt, kinh ngạc về cơn giận bất ngờ . Nó cài lại khuy áo, ba chân bốn cẳng chạy khỏi phòng. May mắn , ông Chủ tịch nằm ngửa ra thở dốc một lát rồi lại tỉnh táo . Oi chao ôi, lúc nãy lên cơn áp huyết, đứt mạch máu não lăn ra đấy, con nhỏ này la toáng thì đổ bể hết mọi chuyện. Thôi dẹp, dẹp, dứt khoát tránh xa nó ra không thì có ngày bất đắc kỳ tử. Vả lại còn cả đống việc Đảng giao đang chờ, dính dấp vào cái “của nợ” …có khi mất mẹ nó ghế. Quyết định thế rồi ông Chủ tịch  kiên quyết gạt bỏ  hình ảnh trần truồng như rắn lột , thay vào đó là cờ búa liềm cho tăng thêm  tính đảng suýt nữa thì tiêu tan vào chỗ kín con bé Gái . Ấy thế rồi ông lại chợt nghĩ đêm qua tối quá không thấy rõ, chẳng hiểu nó còn trọc lốc hay đã mọc…Ông vội xóa biến ý nghĩ đó đi, cố nhắm mắt ngủ.

Sáng hôm sau, con bé Gái vào mời ăn sáng , ông dặn dò  :

“ Mày phải cất kỹ tiền tao cho , lộ ra bà biết thì mày chết. Từ nay tao có đòi thì mày phải tránh xa tao ra nghe chưa ?

“ Ong Hai đòi gì ?”

“ Mẹ con này ngu. Đòi mày cởi truồng ra cho tao tí toáy chứ còn đòi gì ? Từ nay cấm không được tới gần . Cần gì đứng cách xa nói nghe chưa ?”

Con bé Gái chẳng hiểu sao ông chủ lại yêu cầu vậy, nó cứ vâng dạ rối rít. Thôi được, ổng muốn sao cũng được, miễn còn cho nó tiền sắm cái xe cho ba nó chạy xe ôm. Có tiếng chuông gọi cổng. Ong Chủ tịch dõi mắt theo con bé Gái . Mẹ kiếp mới qua một đêm người nó đã khang khác , đít cong tớn, còn cái ngực, cái ngực như hai trái dừa xiêm…mẹ kiếp…đúng thài lài được cứt chó . Ông hớp vội thìa cháo yến cho trôi cảm giác rần rần rất dễ làm ông đứt gân máu…



Gã thư ký tới trên chiếc Mẹc quen thuộc. Nhìn bản mặt hơn hớn của gã, ông Chủ tịch càu nhàu :

“ Làm gì tới sớm quá vậy ?”

“ Tối qua chú dặn về Sàigòn đưa thím với cô Kim Anh đi Vũng Tàu mà ? Với lại chú đã…quyết cái chuyện kia chưa ?”

“ Tao nghĩ kỹ rồi, thí hồ thí cháo cho êm chuyện, sang năm chạy đua vào “nhà đỏ” đỡ rách  việc. Mày cầm 5 ngàn đưa trước cho nó, nhớ phải hết sức thận trọng, để nó xỏ mũi mình là chết…”

Gã thư ký cười hề hề  :

“ Chú Hai yên trí, con làm việc chắc như…cua gạch , trước giờ xảy chuyện gì đâu ?”

“ Ay là tao dặn phòng hờ …”

Ong Chủ tịch vào phòng ngủ mở két lấy tiền. Con bé Gái đang dọn giường lấm lét liếc trộm những cọc tiền cao ngất . Trời ơi, giờ chỉ được một cọc kia là đổi đời. Ong Chủ tịch quay ra bắt gặp ánh mắt ngây dại của nó. Ong lại thấy nóng ran cả người. Ong lắp bắp :

“ Lại đây, lại đây  tao đưa tiền đi chợ …”

Ong không đặt vào tay mà chơi theo lối “bo” cho các em cave, nhét tiền vào  tận quần lót của nó. Nó cong cả người, cười rinh rích  :

“ Chú Hai chơi kiểu gì kỳ…”

“ Khẽ chứ, thằng thư ký nó nghe thấy …”

“ Chú Hai làm vầy tiền thúi hoắc, ai mà tiêu ?”

“ Không tiêu được trả lại tao…”

Nó tưởng ông đòi lại thực, vội móc tiền ra cất kỹ vào túi. Gã thư ký chờ sốt ruột không thấy ông Chủ tịch bước ra. Quái thật, đếm có 50 vé mà lâu vậy ? Hay ổng tiếc tiền đổi ý kiến rồi. Có tiếng điện thoại reo trên bàn. Gã bốc máy. Hoá ra bà phu nhân gọi về. Gã rối rít :” Vâng vâng, con đi ngay mà thím, xe chuẩn bị xong hết rồi….”. Bà còn dặn dò một hồi rồi mới cho gã đặt máy xuống vừa lúc ông Chủ tịch lừ đừ từ phòng trong bước ra. Gã xun xoe :

“ Thím vừa gọi về giục đi sớm và nhắn chú đưa thêm tiền…”

Ong Chủ tịch sầm mặt :

“ Tiền, lại tiền ? Mới cầm đi 50 triệu còn đòi gì nữa ? Bộ tao in được hả ?”

Ong quát tháo vậy thôi, vẫn gửi cho bà 20 triệu nữa. Vậy mà khi nhận từ tay gã thư ký, bà còn ca cẩm :

“ Có chừng này thôi à ? Tiền Viện phí  cho cô Kim Anh  đâu ?”

Gã thư ký cười cợt :

“ Tiền đó con đã đưa thím tuần trước rồi . Thím mau quên thế ?”

Bà phu nhân nhớ ra, món đó bà đầu tư vào xây dựng “tổ ấm” với  thày nhân điện rồi. Vậy nhưng bà chẳng lo, bà còn ối tiền  xà xẻo của ông, dấu kỹ trong ngân hàng chỉ mỗi bà biết. Chẳng hạn xây biệt thự ven sông Sàigòn bà quyết toán với ông tiền công thợ tăng năm chục triệu, tiền vật tư  tăng hơn trăm triệu…cộng  các khoản mua trang bị nội thất khác, bà “yểm” đi của ông gần hai trăm triệu. Hay tiền “lại quả” các công trình ông chỉ định thầu, thường chủ thầu không đưa trực tiếp cho ông mà qua tay bà và lần nào nó cũng thất thoát vào túi riêng  bà. Bởi vậy tiền bạc với bà là…chuyện nhỏ. Cốt sao … vui vẻ là được. Lần này  đi Vũng Tàu , tiếng là  cho tiểu thư tĩnh dưỡng, thực ra để bà  “đổi không khí” với thầy nhân điện. Cứ chui rúc mãi trong cái buồng chật hẹp cũng bực bội. Phải có biển, có cát, có ánh nắng mặt trời , có rừng thông … thì cuộc chơi mới đã.

Nghe bà báo tin sẽ đi Vũng Tàu, ông thày nhân điện run bắn cả người. Ong không lo bị lộ mặt trên bãi tắm mà lo sức khoẻ của …chính ông. Oi chao cho dù cao hổ cốt, rượu Minh Mạng…cứ mỗi lần bà tới, ông vẫn lo vãi cả mồ hôi. Mẹ kiếp, làm việc cơ quan còn có 8 giờ vàng ngọc, có nghỉ giữa giờ, đằng này mỗi lần bà tới là cứ giữ rịt ông ở trên giường cho đến khi bà phải về chỗ cô Kim Anh , ông mới được buông tha để mà nằm trên giường thở dốc. Có lần ông đã phải gọi điện cho thằng cháu :” Chết chú mất thôi cháu ơi. Tha cho chú đi, cho chú chuồn ra Bắc thôi, cứ mãi thế này chắc chết…”. Gã thư ký lại cười cùng cục :” Sướng nhất chú rồi còn gì, suốt ngày cơm no bò cưỡi chỉ có khoẻ ra chứ chết sao được ?”. Tuy thế, thỉnh thoảng ghé qua nhận tiền “ăn chia”, gã cũng mang cho ông khi thì lạng sâm, khi thì cuốn sách dậy cách giữ gìn sức khoẻ  “trong phòng the” và an ủi :” Chú cứ  gắng thời gian nữa, cháu tìm thằng khác thế mạng chú.” Có được niềm hy vọng phía trước, ông Ba Tạ mới yên tâm tiếp tục “nhiệm vụ cách mạng”. Vả lại số tiền bà phu nhân “bo” cho ông phải chia với gã thư ký, còn lại cũng chưa nhiều. Thôi  cứ  hết chuyến nghỉ mát Vũng Tàu này rồi tính.

Để che mắt thiên hạ, bà phu nhân không cho ông thày ngồi xe Mẹc, bắt đi ta xi xuống thành phố biển, trọ khách sạn mãi trên Bãi Dâu, còn bà và tiểu thư Kim Anh ở khách sạn 5 sao Thái Bình Dương. Ngày ngày bà chỉ đưa cô đi dạo biển quấy quá một hai tiếng, còn lại phần lớn thời gian  hú hí với ông thày tại khách sạn Bãi Dâu. Cô tiểu thư được mẹ thả lỏng, lúc đầu cũng tức, sau lại thích  vì được tự do như gió biển. Lập tức cô gọi điện về tỉnh nhà rủ cô bạn  Tuyết Nhi tới Vũng Tàu chơi. Cô bạn gái ham vui OK liền và ngay chiều hôm sau  đã tới gõ cửa phòng Kim Anh , tíu tít :

“ Cậu bệnh suốt từ…cái hôm đó hả ?”

Tiểu thư Kim Anh chữa ngượng :

“ Bệnh đâu mà bệnh.. . tớ ra đây đổi gió cho khoẻ thôi mà…”

Tuyết Nhi nhìn quanh hạ giọng :

“ Tớ ra đây cùng  một…hội vui lắm…”

Kim Anh hốt hoảng :

“ Lại thằng cha bữa đó hả ? Thôi thôi tớ vái…”

“ Không không, hội này trí thức đoàng hoàng, toàn doanh nghiệp trẻ cả thôi…Cậu phải dấn thân cho bớt chất hai Lúa đi chớ …”.

Kim Anh bùi tai, ngay tối đó khi bà phu nhân vừa xẹt qua rồi lại về khách sạn  Bãi Dâu với ông thày , cô cũng trang điểm, diện  váy áo đỏ choé vẫy ta xi tới chỗ hẹn. Hội Tuyết Nhi tụ họp trong phòng ăn  khách sạn nơi cô trọ. Kim Anh vừa vào, nhạc đã sầm sầm, tiếng vỗ tay rần rần. Tuyết Nhi lôi Kim Anh ra giữa phòng giới thiệu trong cả chục ánh mắt  đổ dồn . Hoá ra chỉ riêng Kim Anh là diện theo lối dạ hội, còn các chàng trai, cô gái ăn mặc rất giản dị nom như lớp học Anh văn buổi tối chứ không phải mini bal . Chính Tuyết Nhi  cũng chỉ  quần zean cũ và áo pull nhầu nát. Kim Anh trách :

“ Sao cậu xúi tớ diện đồ dạ hội ?”

“ Tớ muốn cậu tạo ấn tượng thật  đặc biệt. Nhưng mà đừng có đánh giá qua bề ngoài nha. Ngồi quanh đây toàn con cái ông lớn cả ….thấp nhất cũng Bộ trưởng…”

Kim Anh vênh mặt :

“ Thì tớ cũng con Chủ tịch tỉnh…kém gì ?”

Một gã trạc 28 tuổi, thấp lùn, da ngăm ngăm, cằm bạnh mang tới đưa Kim Anh chiếc ly, giọng trọ trẹ :

“ Nào…mời người đẹp  miệt vườn…”

Kim Anh sa sầm mặt, vừa quay lưng đi, Tuyết Nhi đã kéo lại ghé tai thì thầm :

“ Con trai Uỷ viên Bộ chính trị đấy, đừng có làm phật ý hắn…”

Gã cầm bạnh cười hô hố :

“ Nghe nói em là ái nữ đồng chí Chủ tịch tỉnh có cả trăm mẫu cao su hỉ? Giừ uống với choa một ly hỉ ? Rứa em ưng rượu tây hay rượu đế ? Thôi chơi “nước mắt quê hương” cho đậm đà tính dân tộc hỉ …” 

Kim Anh miễn cưỡng nhấp một hớp đã đắng nghẹt cả cổ, ho sặc sụa. Cả đám nhậu vỗ tay la lớn :” Dzô…zdô”. Kim Oanh nhắm mắt dốc tuột ly rượu vào cổ họng. Gã cầm bạnh lại rót thêm ly nữa :

“ Ly vừa rồi uống mừng cả hội hỉ ? Còn ly này uống mừng choa hỉ ?”

Kim Anh gạt ly rượu khăng khăng :

“ Thôi thôi không uống  nữa. Em không biết uống rượu…”

Gã cằm bạnh vẫn cười cợt :

“ Không uống mừng choa thì mừng …ba em vậy “.

Cô tiểu thư giật mình :

“ Uống mừng ba em chuyện gì ?”

Gã cằm bạnh ghé tai Kim Anh nói nhỏ :

“ Ba em nhận tiền hối  lộ của đối tác  Đài Loan nờ…chiếm đoạt trăm mẫu cao su của nông trường nờ…Sắp thanh tra rồi tề…Nhưng “zdô tư” đi, choa chỉ nói ông già một tiếng là mọi chuyện êm ru bà rù…nào , uống đi…”

Kim Anh nghe như tiếng nổ bên tai, hoá ra mọi việc của ba cô đều bị theo dõi hết, mai mốt ổng bị bắt, gia sản bị tịch thu, đời cô sẽ ra sao ? Thằng nhóc này là con ông lớn nên mới biết rành rẽ vậy, thôi đành chiều nó. Cô nhắm mắt dốc  cạn cả ly rượu vào cổ họng. Thế rồi đến ly thứ tư thì cô lảo đảo, ngã nghiêng người làm gã cằm bạnh phải gạt hết ly tách bế cô lên đặt nằm ngửa trên bàn. Gã vỗ hai tay vào nhau :” Nào xin mời uống rượu không ly…”. Cả đám xúm lại quanh  Kim Anh. Cô kinh hoàng oằn người trong lúc tua tủa những bàn tay vươn tới giật tung hết xiêm áo . Gã cằm bạnh cầm chai rượu trịnh trọng rưới lên thân hình trần trụi của cô, hí hửng  : “ Nào…xin mời …xin mời…” . Kim Anh tối tăm cả mặt mũi, cố giãy giụa trong cảm giác có cả  chục con đỉa bò trên mình cô hút máu. Tuyết Nhi châm thuốc hút phì phèo đứng coi . Gã cằm bạnh tới gần :

“ Nào, giờ tới lượt em chớ ?”

“ Thôi thôi, trò này xưa lắm rồi dẹp đi, giờ “lắc” cho vui…”

Gã cằm bạnh ra hiệu cho hai tên khiêng Kim Anh lên phòng, dẹp hết bàn ghế, phân phát  mỗi đứa một viên thuốc xinh xinh  màu hồng . Lát sau cả đám đã quay cuồng trong tiếng nhạc gào rú.


Trong lúc đó ở khách sạn Bãi Dâu ông thày nhân điện và bà phu nhân ngồi uống rượu “cá ngựa” . Ông sướng tê người, có thằng nào được vợ Chủ tịch tỉnh phục dịch thế này ? Cùng lắm vào quán karaoke cho tiếp viên nó lau mặt, rót rượu là thượng số. Đằng này hơn cả thế , bóc được con tôm nướng nào, bà phu nhân lại chấm vào chén mù tạt, đưa lên tận miệng ông xơi. Tôm chưa hết, hầu phòng đã bưng tiếp lên hàu sống ướp lạnh. Bà ép:

“ Hàu tươi lắm, tụi nó mới bắt về , ông ráng ăn đi cho mát…”

Thì ăn , dẫu bụng căng căng nhưng cái món hàu sống này chưa ăn bao giờ, cứ thử xem sao. Quả ngon thật, vừa lành lạnh vừa ngọt tê đi lại cả cay cay nữa. Một mình ông thày cứ tì tì đánh hết đĩa hàu. Bà phu nhân  không ăn, bà đã thừa mứa chứa chan ba cái món hải sản tươi sống, bà chỉ ngồi tiếp ông thôi. Với ông Chủ tịch chưa khi nào bà săn sóc thế. Món ăn bày lên bàn, bà cứ tiếp cho …bà cái đã, chồng và con gái cứ tuỳ nghi, thích ăn thì gắp, ăn đủ rồi đứng lên ai về phòng nấy . Bà chẳng gắp cho ai bao giờ. Chỉ  với ông thày bà mới săn sóc đặc biệt thế. Rõ tội nghiệp, ăn uống nào có thiếu mà người thày cứ ốm nheo ốm nhách. Để hôm nào ghé Chợ Lớn cắt cho ông thày chục thang thuốc bổ cho da dẻ đỏ đắn. Hết món hàu lại đến món cá sushi Nhật Bổn. Toàn món đầu tiên trong đời ông thày nên không thể bỏ qua. Tới món thịt cừu nướng kiểu Nga ông mới nhận ra đã quá khẩu, bụng ậm ạch muốn lăn ra giường đánh giấc. Vậy nhưng bà phu nhân đâu chịu , mới chập tối bà đã lôi lên giường , thủ thỉ bên tai làm ông mắt nhắm mắt mở gắng gượng chiều bà. Bất chợt ông đau nhói ngang lưng, rồi thì cột sống tưởng như đang tua tủa ra cả trăm cái gai nhọn hoắt khoan xoáy vào thần kinh. Ông kêu thét làm bà phu nhân tưởng ông  khoái ngất lại càng ghì xiết  dữ dội. Sau cùng bà cũng buông ông lăn kềnh ra giường, còn bà khoan khoái duỗi thẳng buông mình vào giấc ngủ.

Đêm đó bà nằm mơ thấy ông Chủ tịch lên cơn nhồi máu cơ tim chết trong bệnh viện . Đám ma ông to lắm, có cả dàn cán bộ các ban, ngành, đoàn thể trực quan tài, có cả  ông Bí thư tỉnh uỷ đọc điếu văn. Rồi bà lại mơ thấy đám cưới của bà với ông thày nhân điện. Ôi chao sao cưới lớn vậy ? Cả một đoàn xe con nối đuôi sau chiếc xe Mercedes kết hoa chở bà trong bộ đồ  cưới voan trắng ngồi cạnh ông thày nhân điện  comlê, thắt càvạt nom ra dáng chú rể. Đoàn xe rẽ vào nhà hàng, xung quanh bà bao nhiêu hoa, bao nhiêu người chào đón. Cô dâu chú rể được đưa lên bục cao xung quanh đèn chớp loe loé . Giấc mơ cứ triền miên đến khi tỉnh dậy trời đã sáng loà. Bà phu nhân nhìn sang bên vẫn thấy ông thày nằm còng queo. Cảm giác khoan khoái thức dậy sau đêm tân hôn, bên cạnh có người chồng thân yêu làm bà cất giọng ngọt lịm :

“ Này mình…dậy đi mình…”

Ông thày vẫn  im phăng phắc làm bà phu nhân phải lay ông :

“ Mình ơi, dậy đi, muộn rồi…”

Ông vẫn im phăng phắc. Bà chợt thấy người ông ngây đơ, mắt trợn ngược. Ối trời ôi, sao thế này ? Ông ấy làm sao thế này? Bà ngồi phắt dậy kinh hoàng nhận ra ông thày nhân điện đã chết từ lúc nào. Bà vội nhảy bổ vào phòng tắm mặc quần áo rồi trở ra nhặt nhạnh hết đồ của bà, bỏ mặc ông thày chết còng queo trên giường, bước vội ra khỏi phòng , đóng cửa lại rồi chạy ra khỏi khách sạn như ma đuổi.

Buổi sáng bãi tắm còn thưa thớt . Mặt trời trải lên mặt biển mênh mông hàng ngàn cái kim loá mắt. Rầy rà quá, ổng chết thật rồi, nếu không báo công an , chỉ chiều nay hay sáng mai người ta phá cửa buồng  phát hiện xác chết và nhất định bà sẽ bị hỏi tới, lúc đó mọi chuyện toé loe và ông Chủ tịch sẽ mất hết uy tín . Chết thật, tình thế nghiêm trọng  rồi. Mà ông thày lạ thật, mang tiếng có nhân điện trong người sao chết cái rụp vậy ? Thôi phải rồi, chiều qua bà ép ông ăn nhiều quá đến bội thực  rồi lại còn ép ông “làm chuyện kia” tới mức quá tải. Nhưng lẽ ra ông nên chờ bà về khách sạn với Kim Anh rồi hãy….chết thì hay cho bà biết chừng nào. Đằng này khách sạn thừa biết đêm qua bà ở lại với ông và sáng nay ông chết, vậy mới rầy rà. Phải về nhà ngay, kể hết với chồng để ông giải quyết . Ông Chủ tịch vốn xuất sắc dàn xếp mọi vụ việc, dù tày đình, rắc rối đến đâu  cũng êm xuôi hết. Bà phu nhân vội vẫy taxi về khách sạn. Cô tiếp tân vui vẻ đưa chìa khoá phòng, báo cô Kim Anh đi khỏi từ chiều qua chưa về làm bà phu nhân tức tối hỏi dồn :

“ Nó đi đâu ? Nó đi với ai ?”

Cô tiếp tân lễ phép trả lời có cô bạn tới đón Kim Anh đi chơi và cô ấy cũng không nhắn gì bà. Chết cha rồi, bà phu nhân lên phòng và nằm vật ra giường, “cơn ông chưa qua, cơn bà đã tới”, ông thày nhân điện chết bất đắc kỳ tử còn đó lại thêm chuyện Kim Anh mất tích có khổ không ? Trời ơi là trời…Bà phu nhân than trời rồi nhỏm dậy. Qua bao năm trui rèn trong cách mạng, bản lĩnh của bà đã sắt thép, cảnh ngộ có phức tạp, hiểm nguy đến đâu cũng khó mà bẻ gãy. Lập tức bà gạt phăng cái “yếu đuối đàn bà”, mở tủ lạnh uống một ly sâm mát, nhấn nút cho cái máy tính trong đầu  nhoay nhoáy làm việc ? Có cần thiết báo cho ông Chủ tịch không ? Ông biết rồi cũng lại gọi thằng thư ký chạy đi giải quyết và trơ cái mặt bà ra đi nghỉ mát với trai ? Gọi thằng Ba, Giám đốc công an tỉnh thì rồi thế nào nó cũng báo ông Chủ tịch lại càng rối rắm. Tốt hơn hết tự tay bà giải quyết. Bà ra cửa sổ nhìn xuống bãi tắm những đôi trai gái đang nô giỡn, một ông già bụng bự nằm bên một cô gái trẻ, một chị hàng rong gánh cua bể luộc, một gã thanh niên lực lưỡng đang đẩy một chiếc thuyền ra khơi. Hình ảnh đó loé lên  ý tưởng làm khuôn mặt bà phu nhân tối sầm và đôi mắt  quắc lên. Bà quên hết mọi cảnh vật, chìm đắm trong những mưu toan , những ý nghĩ đuổi nhau trong đầu, toàn thân bất động như pho tượng đá. Tiếng chuông điện thoại làm bà sực tỉnh. Tưởng ai, hoá ra cô Kim Anh :

“ Đêm qua con bị trúng gió phải nằm lại ở …nhà bạn, không về được…”

“ Nhà bạn cô  ở đâu ?”

“ Ở phố…phố…mà khó tìm lắm , mẹ cứ để con nghỉ lại tối con về…”

Bà phu nhân nghiến răng kèn kẹt :

“ Vậy cô ở lại luôn đi, khỏi về…càng ngày cô càng không coi mẹ cô ra cái khỉ khô gì …”

“ Thôi mà mẹ, tối con về…”

Tiếng cúp máy cái rộp  càng làm bà phu nhân nổi máu điên. Con nhỏ này ngày càng quá đáng, không xử nó không khéo có ngày nó chơi cả ma tuý. Nhưng cứ để nó đấy, trước mắt phải giải quyết cho êm vụ ông thày nhân điện đã. Bà gọi điện cho gã thư ký :

“ Mày đang ở đâu vậy ?”

“ Con đang ở Sàigòn thu xếp công chuyện cho chú …”

“ Mày phóng ngay xe đi Vũng Tàu gặp tao có việc khẩn cấp…”

Gã thư ký dãy lên như đỉa phải vôi :

“ Í không được đâu thím ơi, việc này chú giao cho con quan trọng lắm, có tầm chiến lược đó thím …”

“ Vứt cha cái chiến lược của mày đi . Mày cho lão lái xe nghỉ lại khách sạn còn mày phóng taxi xuống đây …”

“ Chuyện gì đó thím ? Có quan trọng lắm không ?”

Bà Phu nhân liếc đồng hồ :

“ Bây giờ là 9 giờ sáng, chậm nhất 11 giờ mày phải gặp tao không chết cả chùm…”

Gã thư ký ca cẩm hồi nữa rồi mới nhận lời. Đặt máy xuống, bà phu nhân vào phòng tắm, ngâm mình vào bồn nước lạnh. Hơn lúc nào hết, bà cần sự lạnh lẽo của cái đầu cũng như cái mình để mọi tính toán thật tỉ mỉ, chính xác , lường trước mọi việc , nắm chắc phần thắng. Bà cảm giác đang lèo lái con thuyền vượt qua bao ghềnh đá, bao sóng dữ , chỉ sơ sẩy chút là bị dòng nước cuốn xuống địa ngục. Trong ván bài này, bà phải gạt bỏ hết rung động con tim, giữ cái đầu thật băng lạnh, mục tiêu là cái phải đạt được bằng bất kỳ thủ đoạn nào ? Ngắm gương trên tường, bà thấy cơ thể  mập tròn thời gian đã bắt đầu làm biến dạng . Ôi dà…bà cười nhếch miệng, con người ta, lột trần ra ai cũng như ai, chỉ hơn nhau cái đầu. Cái đầu phải biết suy nghĩ, tính toán vừa chi ly tỉ mỉ, lại vừa có tầm nhìn xa và nhất quyết phải lãnh đạo toàn diện được chân tay, mình mẩy, nhất là  con tim là cái vốn làm con người ta dễ mù quáng. Bà tự hào mình  đã có được cái đầu ấy, lắm khi còn vượt cả ông Chủ tịch. Chứ lại không ư ? Để ông ngồi được vào cái ghế đó, bà cũng đã phải nát đầu nát óc tìm trăm phương ngàn kế giúp ông. Không có bà, hẳn ông  còn lẹt đẹt mãi  chức Trưởng phòng cấp huyện. Đôi khi ông ngập ngừng khi cần quyết đoán, bà lại nhắc :” Thì ông vẫn bảo “ Bất độc bất anh hùng” là gì ?””. Được bà bày vẽ và hối thúc, ông mới liều mạng tiến  lên, tiến lên đến cái ghế Chủ tịch tỉnh bây giờ.

Nhưng chắc ông cũng chỉ lên tới đó là đụng trần. Thân thể ông ngày càng bệnh tật tất nhiên tham vọng và tinh thần quyết đấu cũng xuống theo. Giữ ông ở cái ghế đó được hết nhiệm kỳ cũng là khá lắm. Con người bạc nhược vậy đua sao được vào “nhà đỏ”, vào Ban chấp hành trung ương mà giật lấy cái ghế Bí thư tỉnh uỷ của ông Sáu ?  Bà cứ trần truồng nằm trong bồn tắm nghĩ ngợi và tự hào về cái đầu của bà.

Không có nhận xét nào: