TÔI


Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

TRANH DÂN GIAN - ĐÔNG HỒ - BẮC NINH

Ðây là những bức tranh dân gian tiêu biểu cho nền mỹ thuật cổ truyền của Việt-Nam. Mỗi bức tranh là tượng trưng cho một câu chuyện hay một biểu tượng dân gian. Tranh được vẽ trên một loại giấy chế tạo bằng tay và mực là màu sắc thực, lấy từ cây cỏ và vật liệu tự nhiên. Xưa những bức tranh nầy được trưng bày trong những ngày Tết như hai câu thơ của thi sĩ Tú Xương:
"Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Om sòm trên vách bức tranh gà".
Ngày nay những bức tranh này chỉ còn được sản xuất ở làng Ðông Hồ (miền Bắc)

Nghệ nhân Nguyễn Ðăng Chế (Tel: 0241-865308)
38, làng Ðông Hồ - Song Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh - VIETNAM


                                                                  Bắt dê



Mục đồng học bàI


                                                                    Chơi Cá



                                                             Chơi Chim



                                                           Sân gà


                                                                  Ðánh ghen



                                                                     Ðấu vật


                                                                  Ếch đi học


Bé và vịt (Phú Quý)




                                                            Bé và gà (Vinh Hoa)






                                                           Hái dừa (Hứng dừa)




                                                              Lợn béo





                                                             Múa rồng


                                                                 Nghĩ ngơi





Cá Chép



                                                 
                                                        Mèo và chuột (Ðám cưới chuột)





                                                           Chuột rước đèn



                                                           Mục đồng thả diều



                                                                Mục đồng thổi sáo




Bà Triệu

Nguồn : Nguyễn Tấn Lộc  _http://nguyentl.free.fr/html/cadre_sommaire_fr.htm

TRUYỆN NGẮN QUÝ THỂ CƯỜI LÊN HẾT MỌI SỰ


                                                                   
                                            Tên thật  Hồ Phước Quả                                                   

 Sinh năm 1940, Quảng Nam,
 Tiến sĩ luật , thẩm phán chế độ cũ.
 Hiện là hội viên hội nhà văn VN.
 Cư trú tại Nha Trang.
 Nếu cần đọc thêm nhiều truyện ngắn nữa xin vào blog :    http://truyennganquythe.blog.com.

“ Con thú  vật đau khổ nhất trần gian này là con thú  đã tạo ra tiếng cười ”. Nietzsche đã nói như thế  khi nhận chân ý nghĩa cuộc đời nảy sinh từ mọi đau khổ, chết chóc. Và khi con người không còn sức phản kháng, chống cự, thì cuối cùng là nỗi cam chịu, cùng với những giọt nước mắt, hoặc nụ cười theo sau. Nhà văn Qúy Thể có lẽ đã chiêm nghiệm quy luật này và ông đã mô tả lại trong ngót 300 truyện ngắn dưới một bút pháp thuần hậu, nhân bản, mặc dù đa số những câu chuyện thường xảy ra trong hoạt cảnh đời thường, trong một không gian rất gần gũi tưởng như đưa tay ra là chạm tới, bên cạnh ta chứ không đâu xa.
Truyện của tác giả gồm đủ các khuôn mặt : bác sĩ, ca sĩ, liệt sĩ, triết gia, giáo sư … cho đến thành phần lao động như người đạp cyclo, làm nghề biển giả, buôn bán .v.v…nhưng tất cả trong họ đều chứa đựng một “ chất người ” rất bình dị, với những ước mơ, hy vọng hết sức giản đơn, không mơ mộng cao vời. Dù được hay không, họ gần như biết chấp nhận số phận, nhưng biết đặt niềm tin trên số phận. Mọi nỗi đau đớn tận cùng hầu như được tác giả gạn lại, không bằng chiếc khăn tay để lau đi giọt lệ, mà bằng một lối hóa giải nhẹ nhàng với cách dẫn dắt tâm trạng nhân vật khá hữu lý, rất tình người.  
Tai ương, hệ lụy, mất mát, oan khiên …Truyện Qúy Thể đầy đủ những khuôn mặt vui buồn, có khi pha phách chút cười cợt, nhưng không giống với lối diễn tả của một số nhà văn khác, tác giả  đã đẩy đưa câu chuyện từ chỗ gay cấn, bi thương nhất, đến một kết cục gần như là một tất nhiên, một thái độ chấp nhận không ai oán, không quay quắt phẫn nộ. Mọi tan nát, chia ly không để lại bão táp trong lòng người đọc, nhưng thái độ nhân vật lại rất ấn tượng khiến khó phai nhòa, những cảnh này rất nhiều trong tập “ Truyện Tự Chọn ” của tác giả.
Tập“  Truyện Tự chọn ” có tất cả 16 truyện nhưng đã có 14 truyện các nhân vật đều chết, và rất nhiều kiểu chết. Có cái chết  đầy dũng khí của một tử tù, nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám thời chống Pháp. Lý tưởng của lão Thạch là “ sống cho hùng và chết cho oai ”, nhất là hiện tượng kỳ lạ sau khi người nghĩa quân già bị chặt đầu. Người đọc có thể nghĩ ngay đây có vẻ tưởng tượng, nhưng là một tưởng tượng nêu lên tính tâm linh, logic với công việc chọi kiến với một thiếu niên cùng thân phận khi còn trong tù, nêu được tấm gương hy sinh cao cả vì yêu nước cho lớp trẻ mai hậu. Đây là lời kể lại của bọn cai ngục : “ … Cả pháp trường, quan tây quan ta dân chúng đi coi đều hồn xiêu phách tán. Ai đời ra pháp trường mà lão đi như người đi ăn cỗ. Đến nơi, lão đứng sừng sững, không chịu quì. Tới khi đầu rơi rồi mà nụ cười vẫn còn phảng phất trên môi … Cái thủ cấp lão rơi lên chính giữa tổ kiến lửa. Lũ kiến vội bu vào. Cho đến khi một con kiến chúa đỏ rực từ trong hang chui ra, bò một vòng quan sát, chỉ huy, không biết nó làm sao mà hàng vạn con kiến khác không dám bu nữa mà cùng xúm vào đùn đất lên. Mới đó đã thành nấm mộ …”. ( Chọi kiến ).       
Một thái độ chết khác đầy cam phận, niềm hy vọng chỉ như ánh sao xa vời của một vị Bác sĩ  người Việt cư ngụ ở Pháp về Việt Nam đám tang mẹ, bị kẹt lại trong thời điểm Cách mạng giải phóng miền Nam năm 75. Ông chấp nhận ở lại với thân phận một nông dân tầm thường, chịu mọi sự đối đãi bất công trong giai đoạn giao thời với hy vọng có lý tưởng nhưng rất mong manh, chờ một ý thức hệ mới sẽ hình thành như một tất nhiên của luật tiến hóa thời đại, nhưng xót xa thay, ông đã ra đi quá sớm vì căn bệnh sốt rét. Một tư duy rất trí tuệ và nhân hậu khi ông nói rằng : “ Cần thêm một thời gian nữa cho lòng người tỉnh lại, mọi giá trị sẽ được khôi phục. Bây giờ thì chưa ”. ( Cổ thụ lùn )
Và cái chết của Tỉnh, một cái chết rất thương tâm của những người làm nghề đánh cá thường xảy ra mỗi năm. Những người làm nghề biển giả phải đối phó  với sóng to gió lớn trong mùa mưa bão, vì miếng cơm manh áo, vì đời sống muôn đời cơ cực của giới lao động nghèo. Chuyến đi cuối cùng, Tỉnh bị chìm giữa biển khơi, để lại người vợ trẻ đang mang thai đứa con đầu lòng mới mấy tháng. Vợ Tỉnh không khóc lóc vật vã, không oán trời trách đất, đè nén đau khổ để kỳ vọng vào đứa con gái sắp sửa chào đời, hướng tới tương lai. Và con gái của Tỉnh khi lớn lên lại lấy chồng kế tục nghề biển như anh. Như vậy, trong vực đời tăm tối vẫn trỗi lên niềm tin và hy vọng. ( Con gái cá voi ).       
 Đó là ba cái chết tiêu biểu bên cạnh muôn ngàn cảnh tang thương khác, nhưng tác giả đã ngầm đặt lên đó những phản ứng có đè nén, hiền lương. Tự mỗi cái chết đã mang ý nghĩa sâu sắc cao hơn thực tại, gây xúc động lòng người. Cũng như một số tác phẩm mang tính ẩn dụ cao khác của tác giả đã được giải thưởng : “ Ngọn nến tắt, Mùi cọp, Pho tượng, Ngọn nến tắt, Mùa săn .v.v…”. Tất cả đã đủ để biểu hiện mặt tích cực  trong ý thức xây dựng cuộc sống lành mạnh, đối xử nhân ái, lồng trong ý thức chấp nhận. Ý thức này có thể do vô thức điều khiển, như việc làm của vị giáo sư triết học, trông rất khả kính trước mắt mọi người, lại phải đứng trước vành móng ngựa vì tội hủ bại. Ông vượt qua được khó khăn đó và tiếp tục công việc giảng dạy cao quý. Phải chăng có sự phê chuẩn đầy vị tha của tác giả tham gia xử lý. ( Qủy ám ). Hoặc hành động vô thức của người phụ nữ trẻ đẹp đối với một bé trai mới mười hai tuổi trên một chuyến tàu lửa. Chẳng hiểu việc chăm sóc hôn hít một đứa trẻ con, bộc phát từ tình cảm gì nơi người thiếu phụ ? ( Con tàu chở nhiều sự lạ ). Trong truyện “ Hương đời ngào ngạt ”, việc làm thiếu ý thức của Nguyệt cũng gây hậu quả tai hại đến nỗi bị chồng phản bội chỉ vì người giúp việc.
Tác giả ngụ ý nhắc nhở chúng ta hãy coi chừng sẽ bị trả giá quá đắt cho hành động thiếu cân nhắc, dù là sự trả  giá bằng lương tri. Khá nhiều truyện khác trong tập“ Hương đời ngào ngạt ”, dễ nhận ra khía cạnh tưởng tượng, nhưng không phải tưởng tượng tầm thường mà chứa đựng chiều sâu triết lý. Đó là sự thiếu tự chủ có thể xảy ra ngay trong mỗi chúng ta bất cứ lúc nào nếu lý trí vắng mặt.
 Và  hành động có ý thức cũng thể hiện trong nhiều nội dung truyện, như người chồng tạo ra những cơn mưa nhân tạo để làm nhẹ bớt cơn đau đớn thân xác cho người vợ đang bị bệnh ung thư vú trong những ngày giờ cuối cùng. ( Mưa  đêm ). Cũng như bà cụ Tuần trước lúc chết đã có hành động bất ngờ, ngược với lối cư xử khắc khe với người con dâu trong những trang đầu truyện. Truyện có hậu, và thái độ chịu đựng của người con dâu biểu trưng cho đức tính cam phận từ ngàn xưa của người phụ nữ. ( Bà cụ Tuần ) v.v…Tác giả rất nhiều dụng công trong việc gỉai quyết mọi hoàn cảnh như thế, rất dễ dãi tự nhiên, không cần chứng minh hoặc lý giải cao siêu, còn gì tuyệt vời hơn.
Chắc chắn những nhân vật đời thường này không bao giờ  chạm đến “ Triết lý chấp nhận” của  Nietzsche trước mọi trầm luân kiếp người.  Nhưng tác giả đã dùng nó để hướng thiện mọi nghịch cảnh và thuần hóa mọi khổ đau. Cũng như Đức Giêsu đã dạy con chiêng của Ngài hãy bình tĩnh trước mọi tai ương xảy ra. Đó là ưu điểm nổi bật đặt nền móng cho mọi câu chuyện của tác giả, dù tác giả dùng giải pháp tưởng tượng để giải mã gút mắc, nhưng đã là truyện thì mấy ai không hư cấu. Hư cấu với mục đích mang lại nụ cười và niềm nhân ái cho nhân sinh là một việc làm không dễ, chứng tỏ một đầu tư khá công lao.
Phần nhiều truyện trong tập “ Hương đời ngào ngạt ” đều cùng một lối ẩn dụ sâu sắc dưới những hoạt cảnh tưởng như tầm thường.  Sự khác biệt giữa tập truyện này và tập “ Truyện Tự chọn ” biểu hiện khá rõ. Tập “ Tự chọn ” đa dạng và phong phú về mọi đề tài, không gian gợi mở, nhiều lãnh vực thấm đẫm tình người lôi cuốn tư duy người đọc. “ Hương đời ngào ngạt ” phần nhiều là truyện  thông thường hay xảy ra quanh quẩn giữa cuộc sống lao xao muôn người muôn vẻ, được tác giả cất công mô tả thật sít sao tỉ mỉ, mọi tình huống đều hướng đến mục đích tốt lành, thỏa mãn. Bằng những nhận xét khá tinh tế và vận dụng tính tiếu lâm, tác giả đã thành công trong việc xoa dịu những bất bằng bức bối, những tình huống éo le nhan nhãn trong cõi nhân gian đa đoan, dỡ khóc dỡ cười. Cõi nhân gian lắm điều phức tạp, không chỉ xảy ra trong không gian đậm chất địa phương của tác giả, mà nó bàng bạc khắp mọi góc trời, bất kỳ ai trong chúng ta khi mở cửa ra là thấy ngay, không xa xôi, không cao vời khiến người đọc phải động não.
Xóm nào cũng có một lão Sáu Đậu thầy bói, thường xuất hiện đúng lúc đúng thời để “ gỡ rối tơ lòng ” cho những cặp trai gái sắp thành hôn. Phường nào cũng có rất nhiều mụ Soa, mụ Bê, mụ Son, và ấn tượng nhất là mụ Mộc trong thời buổi vừa đỡ đẻ vừa lúng búng miếng trầu trong miệng. Những Chín Thu, Hai Sâm, Tám Xoan … là những khuôn mặt xuất hiện khá dồi dào, cho thấy một mối dây thân thương liên kết rất cần thiết trong một địa phương gần. Với nhiều địa danh ở Nha Trang như Chợ Đầm, Chợ Xóm Mới, Cầu Xóm Bóng, Bình Tân, Núi Cô Tiên, Núi Sạn, Cận Sơn, mà hằng ngày chúng ta đi về, qua lại. Đó là hình ảnh thường trú trong tiềm thức chúng ta nhưng cứ ngỡ như không lưu tâm, không dính dáng. Chỉ có tác giả mới làm cho nó lên tiếng một cách hiện tiền sống động. Chỉ có tác giả mới nhập vai cho những chị Tro, chú Ổi, thằng Lắm, Lão Tư bắp sú…Bắt họ đi đứng, nói năng hành động như một nhắn nhủ, đó là những mẹ, những chị, những anh v.v… thường trực trong cuộc sống chúng ta. Đó là hình ảnh quê hương, gần gũi và tồn tại mãi mãi trong dân gian, không dành cho những người đang sống đang thở trên quê hương, mà chính những khuôn mặt dung dị đó đang làm nhức nhối nỗi nhớ quê của những người con xa xứ.       
Một vài truyện gợi lại những kỷ niệm thuở ấu thời như “  Chuyện tình đầu ”, “ Khủng bố đen ”, nếu có một chút gì thánh thiện nên thơ hơn, hoặc truyện “ Hoa tửu ”, “ Chiến lũy hoa ” được thi vị hóa thêm chút nữa, sẽ linh động bay bổng hơn, thay đổi cảm quan người đọc.
Tận tụy khai thác sở đắc của mình, giải mã bớt tính mê tín trong xã hội, hóa giải mọi cảnh đời bằng những tình huống mang tính sáng tạo, vén lên được tấm màn u uẩn, chiến thắng mọi khổ đau để tiếp tục yêu thương đời, yêu thương người, và yêu thương chính mình, dù thuộc tầng lớp nào trong xã hội, cả giới vô danh ở dưới mọi góc trời.
Chủ  ý của tác giả là muốn chúng ta nên giảm nhẹ mọi khổ đau, cười tự tại hết mọi sự. Bởi Blaise Cendrars có nói “ Đặc tính con người là mất là chết. Chúng ta hãy gấp lên mà cười hết mọi sự ”. Có lẽ tác giả đã thấm nhuần chân lý này khi thả mình vào từng cốt truyện. Và tác giả đã được toại nguyện.
nguồn Newvietart.com .

Hảo Hán

Quý Thể

Chiều qua trên đường về nhà, tôi đã gây ra một vụ va quẹt xe, vụ đụng chạm nhẹ. Nói công bằng lỗi về phần tôi nhiều hơn. Hai người cùng ngã, hai chiếc xe cùng bị trầy sướt, không biết người ấy ra sao. Còn tôi chẳng đau đớn gì cả, chỉ  một phen mất hồn. Một người lạ giúp tôi dựng chiếc xe  cub 81 cổ đưa tôi đi lại hằng ngày. Người đụng chạm với tôi là một thanh niên, có vẻ là một anh nhà giàu, vẻ anh chị, hắn ăn mặc sang trọng, đi chiếc @ rất mới, hắn xót xa vì mấy chỗ sơn trầy. Hắn lên giọng sừng sộ bắt tôi bồi thường. May quá có một anh chàng từ trong tiệm ăn chạy ra can thiệp. Về sau tôi biết đó là Sơn, một học trò cũ của tôi.  Sơn bênh vực tôi:
-  Anh kia, lỗi về phần anh. Anh dẫn xe bác đi sửa nhanh đi !
-  Ông này đi sai, tôi đâu có lỗi mà bắt tôi dẫn  xe ông ta đi sửa?


Sơn, lườm người ấy. Bây gìơ hình như hắn đã nhận ra đang nói chuyện với ai. Chắc hắn ta biết tên, biết mặt Sơn nên tỏ ra ngoan ngoãn. Dẫn xe tôi đi. Sơn nói:” Mời thầy đi uống nước với chúng em”


Tất cả kéo nhau vào nhà hàng. Một nhà hàng có mặt tiền bằng kính bóng lộn rất sang trọng. Trên bàn tiệc ê hề thức ăn, toàn cao lương mỹ vị và đủ cả các thứ rượu. Nhiều hơn cả là bia.  Sơn ngồi đầu bàn, vị trí quan trọng nhất và cả bọn đều tỏ ra trọng vọng Sơn,  không dám gọi tên, gọi hắn là “đại ca”. Theo cái cách tiêu tiền thì buổi tiệc này Sơn là “chủ xị”  Tôi thấy một cái túi vải tuềnh toàng để giữa hai chân hắn. Thỉnh thoảng hắn cúi xuống rút ra một xấp tiền loại trăm ngàn còn mới cứng. Hắn cao hứng cho mấy đứa con gái tiếp viên, theo kiểu “Thúc Sinh quen thói bốc rời” ông chủ nhà hàng, một người Tàu bụng phệ coi đại ca là thượng khách. Theo cách đối xử và lối nói chuyện của bọn đàn em thì cái nhà hàng to lớn sang trọng này nằm dưới sự bảo kê của băng Sơn.  Hắn chỉ cần lên tiếng thì chủ nhà hàng từ tầng dưới vội chạy lên. Lời nói của hắn là mệnh lệnh.
-  Bây đâu? Lấy ly. Mở bia mời thầy giáo của tao!


Hắn nhìn tôi một lúc, nói:
-  Chắc thầy quên em?
-  Xin lỗi em, thầy không nhớ. Nhớ làm sao nổi hàng ngàn học trò trong hơn 40 năm dạy học của thầy.
-  Em nhắc lại chuyện này chắc thầy nhớ liền. Năm…năm gì đó em cũng chẳng nhớ, trường tiểu học thị trấn Trung An. Thời ấy cả huyện chỉ mới có một trường tiểu học, có hai lớp nhất, nhất A và nhất B. Thầy dạy lớp nhất A. Em tên là Sơn, Nguyễn Đình Sơn, sau này anh em thấy ngực em xăm hình ông cọp nên thêm vào cái biệt danh là “Hổ”, nên gọi là Sơn Hổ. Hồi đó em nhỏ người nhỏ tuổi, rắn mắt và hay nói chuyện, thầy bắt lên ngồi bàn đầu, dãy bên trái gần cửa sổ, nhìn ra cây khế ngọt. Lúc đó Bọn chúng con rất nghịch ngợm, cơm nhà không đủ no, mà dân chúng quanh vùng ai cũng thế cả quanh năm khoai sắn, chẳng có miếng cá thịt. Con sông chảy qua làng chỉ có loài cá mương, cá này chuyên ăn phân người, không ăn mồi câu. Đi bắn chim bằng ná cao su, năm thì mười họa mới hạ được con chim chào mào, sè sẻ, nhổ lông, nướng chín, chia nhau hai ba đứa không đủ nhét kẻ răng. Một hôm, cả đoàn thợ săn chúng con ngồi trong bóng mát cây mít già nhà lão Bá thấy đàn gà của lão đi qua. Thế là em bắn một phát, trúng con gà mái tơ. Nó không chết liền, dẫy đành đạch kêu oang oác. Bọn chúng con liền lao tới vặn cổ, đem ra bờ sông nhổ lông, làm thịt, lên bờ nhen lửa nướng, chấm muối ớt. Ngon ơi là ngon…Chuyện vỡ lỡ, lão Bá đến trường kiện. Hôm đó thầy xử. Thầy nói nhiều lắm, thầy quất em mười roi mây, quất thẳng tay cho em nhớ và thầy nói, nếu các em bắn được con chim, thầy sẽ cùng chúng em nhặt chim, nhổ lông làm thịt, nướng chia phần nhau, mỗi người một tí cũng ngon vì đó là chuyện tài thiện xạ và khó nhọc. Còn đây là gà nhà người ta nuôi, bắn con gà nhà dễ quá, không xứng danh anh hùng. Chẳng tài cán gì, ai cũng làm được và hạ được nó cũng chẳng vẻ vang… Hắn quay qua bọn đàn em kể chuyện về tôi. Hắn có một trí nhớ rất tốt. Hắn nhớ thật nhiều chuyện. Không hiểu sao hắn xem tôi, một ông giáo già nua lụm khụm là thần tượng, và hắn rất hãnh diện về ông thầy cũ của mình. Cái thằng bé oắt con, thằng nhóc lắm lời ngày trước thường bị bọn học trò trong lớp ăn hiếp, trêu chọc là ”con nhái” đã thành bậc đàn anh, một con hổ chính hiệu.


Một tên đàn em cầm lon bia khui đánh bóc, rót tràn ly. Hắn không dám đưa cho tôi mà trao cho Sơn Hổ để đại ca mời tôi. Sơn Hổ kính cẩn nâng ly bia vàng óng tràn bọt đưa tôi. Tôi đang khát nước nâng ly bia. Bỗng một thằng đàn em, mở thêm ba bốn lon và rót đầy ly tất cả mọi người. Hắn hô to:
-  Anh em ta chúc sức khoẻ ông thầy của đại ca ! Trăm phần trăm đi!
Có người nào đó nói:
-  Thôi cho xin 50, anh em ơi, cuộc vui còn dài, lo gì?
Tôi nâng ly rượu lên, hớp một hớp, để xuống. Có tiếng la to :”
Không được! Lệ ở đây phải cạn ly mới được đặt xuống!” Tôi vẫn thường uống bia rượu, không sợ say song xưa nay tôi chỉ quen uống theo kiểu vừa ăn vừa uống, từng hớp một. Bây giờ ngồi với bọn giang hồ này bắt “trăm phần trăm” gọi là uống nạp. Tôi chịu không nổi, xin được uống từ từ. Bọn chúng nói khéo về cái luật lệ uống bia, với lại lần này được đối đãi trọng vọng và nhất là  trước mặt đại ca Sơn Hổ của bọn này, tôi cũng cao hứng làm người hùng, la to:
-  Ừ thì trăm phần trăm, sợ gì !


Và tôi nhắm mắt lại lấy hết sức nốc, nhiều lần chất bia muốn trào ra song tôi cố nuốt. Chưa cạn cốc tôi có cảm tưởng, chỉ thêm một giọt nữa thôi thì tôi ọc ra. Tôi chưa kịp ngồi xuống thì, ôi thôi, không cầm được nữa rồi. Tôi tống ra tất cả ! Tội nghiệp Sơn Hổ, tôi ngồi đối diện hắn, phun rượu và thức ăn đầy mặt mày áo quần hắn, tôi hổ thẹn quá, song chẳng biết làm gì trong cái cảnh khó xử này. Cả bọn đàn em thất kinh. Xưa nay chưa kẻ nào xúc phạm đại ca kiểu ấy. Đại ca tỏ ra tỉnh táo gỡ rối cho tôi:
-  Không sao ! Không hề gì ! Ai lại chẳng gặp cảnh này?


Tôi có dịp quan sát Sơn Hổ, trong bọn giang hồ hảo hán này trông hắn có vẻ thư sinh hơn cả, mặt mày khôi ngô, da dẻ trắng trẻo, mái tóc xanh mướt và tay chân gầy nhom, thế sao bọn kia lại tỏ ra rất vị nể đại ca ? Cả bọn đàn em thấy  chủ soái hôm nay đổi khác, tất cả đều xúm vào, lấy khăn lau, hối bọn tiếp viên đến giúp, Sơn Hổ  lên tiếng trấn an:
-  Không hề chi đâu thầy. Thầy đừng ngại. Ai uống bia rượu lại chẳng có lúc “cho chó ăn chè!”


Lạ thật, tôi không hiểu vì sao thái độ hắn kì dị thế này. Hắn giả vờ nói thế và vui cười cho mọi người yên tâm, nhất là cho tôi đỡ khó chịu, song theo tôi quan sát thì đầu óc hắn đang suy nghĩ lung lắm. Hảo hán này đang trong tâm trạng không được vui. Một nổi buồn cọng với sự hổ thẹn thể hiện rất rõ trên nét mặt giang hồ này. Lạ thật hắn đã nghĩ gì, đã cảm thấy điều gì ?
                                    

*
Mấy ngày trước chiếc cub 81 cũ kĩ của tôi, nó trở chứng.  Tôi phải dẫn bộ mới thấy có chỗ chữa xe của ông lão và thằng bé. Ông lão lên tiếng:
-  Xe sao phải dẫn đó thầy Hai?
-  Đạp mãi không nổ.
-  Bọn bán lẻ xăng dọc đường ác lắm, chúng mua ga-doan (gas oil ) pha vào bán cho lời, làm khổ người ta, chạy lâu còn bị “rốc” máy. Thôi thầy Hai ngồi ghế chờ ông cháu tui coi xe cho.


Vừa lúc ấy có tiếng xe gầm rú trên đường. Ba thằng nằm mọp trên ba chiếc xe gắn máy lướt qua. Xe cộ trên đường sợ hãi liền tạt vào sát lề. Thằng  bé, dừng tay lại đứng lên nhìn. Ông lão la:
-  Làm việc đi Tèo, coi cái bọn “yêng hùng xa  lộ” làm chi?
Mấy năm sau giải phóng vắng chúng được vài năm. Nay tái xuất giang hồ. Thằng cháu :
-  Yêng hùng xa lộ là gì hả nội?
-  Hồi đầu những năm 60 xa lộ Saigon Biên Hoà mới làm, đường sáu làn xe chạy êm như ru tốt lắm. Bọn thanh niên sắm xe gắn máy thường rủ nhau lên trên đó mà đua. Bọn này chạy xe bạt mạng.  Ngày nào trên xa lộ cũng có tai nạn. Bọn đó gọi là yêng hùng xa lộ. 


Tôi nhìn ra thấy ba tên thanh niên nằm mọp trên xe chạy qua rất nhanh. Không biết chúng dùng xe gì. Ông lão nói:
- Đó là mấy chiếc”Xu xì po” của bọn giật dọc, bọn ăn cướp. Cách đây vài ngày có mấy thằng ngồi uống cà phê quán mụ Lé, trước cửa ngân Hàng phát triển nông nghiệp. Chúng cho một thằng vào trong xem người nào đến lảnh tiền nhiều. Dùng điện thoại di động gọi cho đồng bọn chạy xe theo cướp, rồi phóng hết tốc lực chạy trốn. Mình thấy ba thằng, hai thằng chạy sau gọi là cản địa, còn thằng chạy trước giữ tiền. Bọn cản địa có cả hàng nóng (súng).  Mỗi lần chúng cướp cả trăm triệu…


*


Tôi thấy cách tiêu tiền của bọn Sơn Hổ, tôi hơi ngờ ngơ…Chỉ một lúc sau tôi lại nghe rạo rực trong người rất khó chịu. Tôi đứng lên, hỏi toa-lét. Chính Sơn Hổ dẫn tôi đi. Vào toa-lét tôi ôm lấy cái lavabô, gục xuống nôn lấy nôn để. Sơn Hổ đứng sau nhìn tôi mữa, ái ngại. Chúng tôi cùng đi ra, ngồi vào bàn. Giờ đây Sơn Hổ ngồi yên, không ăn, không uống và có cái rất lạ là hắn không mời tôi, vẻ băn khoăn, nói, thằng Dần đưa tao mượn cái chìa khoá chiếc 67 của mày. Tao đi có công chuyện. Bọn bây ngồi lại với ông giáo nhưng tao cấm thằng nào ép ông giáo ăn hay uống.  Hắn đi, chừng nửa giờ sau  Sơn Hổ về, tay cầm hai chai bia Saigon . Hắn nhìn tôi nói:
-  Hai chai bia này thì thầy phải uống …


Tôi không hiểu do đâu lại có cái mệnh lệnh kì quái đó. Tôi thắc mắc:
-  Vì sao?
Sơn Hổ cười :
-  Ông thầy cứ giả bộ hoài…
Tôi vẫn không hiểu, ngơ ngác hỏi:
-  Tôi nói thật tình, tôi không hiểu ý em .
Lần này thì Sơn Hổ chơi bài ngửa:
-  Mới đây ông thầy phỉ nhổ những đồng tiền dơ bẩn không chịu uống bia bọn em mời chứ gì?


À hoá ra hắn tưởng nhầm tôi nôn là vì nghĩ hắn đãi tôi bằng đồng tiền bất lương. Hắn suy nghĩ sâu xa thực. Lần này hắn kiếm đâu ra hai chai bia mà theo hắn là đồng tiền sạch, như bài học năm xưa, hồi bắn trộm gà. Tôi tò mò:”Em  kiếm đâu ra chai bia đặc biệt này? “
Sơn Hổ:
-  Bằng sức lao động chân chính của em. Em mượn xe thằng Dần chạy mấy cuốc xe thồ, kiếm được hơn mười ngàn.
Không còn nghi ngờ gì nữa, nhân đây tôi dùng từ lóng hỏi luôn:
-  “Phi vụ” vừa qua các cậu kiếm được bao nhiêu?
-  Chúng em chưa đếm. Chắc nhiều lắm, toàn bạc trăm ngàn, xách nặng tay.
Ăn nhậu xong rồi mới đếm, được bao nhiêu chia đều…
-  Ngoài tiền ra còn có gì không?
-  Hai người đi lảnh tiền là cán bộ lớn tuổi, một nam một nữ, tay mơ chưa có kinh nghiệm, cô gái chở ông cán bộ già bằng xe Citi 100. Túi tiền treo lủng lẳng nơi ghi đông, may mà khi bị giật chỉ lạng quạng chớ không té. Ngoài tiền ra còn có giấy tờ sổ sách chứng từ.  Chúng em định đốt tất cả để phi tang!


Tôi nói:
-  Đừng! Đừng đốt, tội người ta. Họ chỉ là những nhân viên bình thường, mất tiền còn mất cả chứng từ, cơ quan công an nghi ngờ hỏi han, mất việc mà không chừng ở tù cả đám, tội nghiệp vợ con họ. Trả giấy tờ cho họ. Còn tiền thì các chú lỡ tiêu bao nhiêu đó rồi thì dừng lại. Tôi nói thật lòng, tôi mong em và các chú  đem tiền đến công an trả. Tôi tin với thiện chí đó cơ quan pháp luật họ sẽ chẳng truy tố…


Cả bọn ngơ ngác, nhìn Sơn Hổ. Hắn không nói gì, tôi tưởng hắn không để ý lời tôi nói. Hắn cúi xuống xách túi tiền lên, kêu chủ quán tính tiền rồi cả bọn kéo nhau đi.


Sơn Hổ chạy gần tới chợ, bỗng có tiếng la to ”Cướp! Cướp!…” Có chiếc xe Xu sì-po rú ga vọt lên. Một tên ghiền ma tuý giật dây chuyền, thằng này là tay ngang, đi ăn cướp mà mặc chiếc áo phông màu đỏ. Có tiếng thét to:
-  Thằng áo đỏ! Thằng áo đỏ!
Thằng giật dọc đã vượt lên trước. Trên đường đầy chướng gại vật, ghế nhựa và đủ thứ vật dụng dân vất ngổn ngang. Sơn Hổ với tài lái xe tránh được cả. Song không may cho hắn, có đứa bé vụt chạy băng qua đường ngay trước đầu xe. Không thể nào tránh được. Sơn Hổ ngã rất nặng. Xương đùi gãy. Nhiều người xúm lại đỡ hắn lên băng ca. Người ta cởi áo hắn ra thấy có hình xăm đầu hổ. Giấy tờ và túi  tiền. Mấy người công an cùng ồ lên:
-  Thằng Sơn Hổ, khét tiếng lâu nay có lệnh truy nã đặc biệt toàn quốc đây rồi,  nay lại cướp giật ngân hàng, bằng chứng rành rành. Nay hổ núi  thành hổ què, vô cũi nằm, không khéo còn “dựa cột” !

*
Mấy ngày sau có tên đàn em báo cho tôi biết Sơn Hổ đem tiền đi trả trên đường bị tóm oan uỗng. Tôi liền đến công an. Một sĩ quan công an tiếp tôi. Anh ta không có vẻ chú ý nghe tôi nói, nhìn tôi nghi ngờ, nghe xong anh ta nói:” Thôi cụ về đi, để chúng tôi nghiên cứu” Tôi bước ra khỏi phòng, chưa xa nghe ai đó thốt lên:”Hắn lại thuê một lão già đến gỡ tội!” Tiếp theo là nhiều tiếng cười chế riễu./.

Ê-va xóm cồn

Quý Thể

“Ta sẽ thêm đau đớn mỗi lần ngươi sinh n. Ta sẽ khiến dục vọng ngươi hướng về chồng ngươi. Và chồng ngươi sẽ cai trị ngươi.”  
(Sách “Sáng Thế ký”)
                  
Vợ Tám Xoan nặng lắm, phải bốn người đàn ông lực lưỡng mới xốc chị lên giường nổi. Chị ta có cái tật mỗi lần giận chồng, bỏ ăn, uống mấy chục viên thuốc cảm, xuống đất nằm, giả chết. Tám Xoan sợ vợ chết thực, qua hàng xóm, năn nỉ mấy bà già tới khuyên can. Chị Tro ( tên vợ Tám Xoan) không nghe, nằm lì cho tới khi bốn thằng đàn ông tới khiêng lên giường. Lão Hợi xốc nách, thằng Soạn kéo chân, chú Tám nắm đầu, anh Lưu đỡ bụng. Không biết bọn đàn ông này nắn bóp thế nào làm chị ta nhột quá, bật cười lên. Lúc ấy chị Tro hết cả giận hờn, kêu mụ bán chè bột lọc vô đãi hết cả mọi người. Sau đó cả nhà vui vẻ.


Mới có ba mươi hai tuổi, Tro đã có sáu con, cả trai lẫn gái. Mấy bà già thường nói:” Nó mắn đẻ còn hơn gà, chồng mới đụng tới cái chân giường đã ôm bầu.” Tro mang bầu cũng lạ hơn người khác.  Chị nghe người ta nói có chửa thì hôi cơm tanh cá, chị rất ngạc nhiên.  Mỗi lần Tro có bầu, thấy trong người khoẻ ra, lúc nào cũng đói, gặp thức gì cũng muốn ăn, ăn không thấy no. Hồi có thai con so, thằng Tròn, chị thèm ăn ngọt. Lúc đầu chị thèm chè, sau thì cứ đường cục mà cắn.  

Lần sau, "trở đầu con", sinh con gái là con Nga, chị thèm béo, lúc đầu ăn thịt nọng, thịt ba chỉ, hồi cái thai sáu tháng chị ăn toàn thịt mỡ. Có thai thằng cu Cong, chị thèm nước dừa. Người ta đồn có mang uống nước dừa đẻ con ra da trắng. Lời đồn sai bét, thằng bé này lớn lên đi học bị học trò gọi là thằng”Ma-rốc” Tây đen. Có thai con Son chị lại thèm mít ướt. Khi có thai thằng Hoá, nghe ngươi ta bày ăn trứng ngỗng dễ sinh, chị ăn mỗi ngày hai cái. Nên nhớ trứng ngỗng to gấp ba gấp bốn lần trứng vịt, thế mà Tro ăn xong vẫn còn thòm thèm…


Tro có thai bụng mau to lắm, mới đến tháng thứ tư bụng đã lấp chân. Đứng thẳng nhìn xuống đất, cái bụng đã che khuất mấy cái ngón chân sơn màu đỏ tiết gà. Tuy bụng đã lấp chân, nhưng không bị xuống chân, nghĩa là phù thũng như nhiều sản phụ khác. Còn cái nết ngủ của chị ta cũng lạ. Nơi nào ngủ cũng được, nhà trên, nhà dưới, cái võng mắc nơi chuồng trâu, buổi trưa ngồi bắt chí, ngồi ru con, con chưa ngủ mẹ đã ngủ. Mỗi lần có thai, ăn được ngủ được nên chị ta lên cân nhiều lắm, nhà không có cân, không biết tăng bao nhiêu cân nhưng áo quần phải bỏ cả loạt, nhất hạng mấy cái quần tây, quần bò, cố kéo lên cách mấy, tới nửa mông thì chịu. Đẻ con, nuôi con cũng không sút, hai vú lúc nào cũng căng cứng, nặng như đeo hai quả đu đủ lớn. Ra chợ sữa chảy ướt hai ba lớp áo. Sau sáu lần chửa đẻ, trông chị thỗn thện, phốp pháp như con heo nái giống Xia ( Yorkshire ) đã đẻ nhiều lứa. Mấy chị bị thai hành thấy cái nết chửa đẻ kiểu đó ai cũng thèm.


Người ta thường nói đẻ dễ như gà, nhưng chưa có con gà nào đẻ rơi. Chị Tro suýt chút nữa đẻ rớt thằng cu Tròn. May quá, bữa đó lão xích lô tên Kẹo mượn được cái bơm, bôm căng bánh lên và đạp xe chạy như xe đua mới tới kịp trạm y tế phường. Số là hồi gà gáy, chị Tro thức Tám Xoan dậy, nói :” Sao nó đau nheo nhéo trong bụng. Hay sắp sinh?” Tám Xoan nói:” Tính xem ngày tháng thử, đã tới ngày chưa?” Chị Tro nói:
-  Ai nhớ tắt kinh ngày nào? Vợ chồng ăn ngủ lu bù, có sổ sách chi đâu, làm sao biết được?


Ít có người phụ nữ nào hời hợt việc chửa đẻ như người này. Đến trưa, Tám Xoan thấy vợ đang bưng chén cơm, đặt xuống, hối:
-  Kêu xích lô mau đi.  Đau quá!


Tám Xoan bỏ đũa, chạy ra đường đón xe xích lô, mấy thằng xe hỏi:
-  Đi đâu?
-  Đi đẻ.


Xích lô nghe, bỏ đi, chẳng nói chẳng rằng. Có đứa nói gọn lõn :” Không đi!” Có người còn nói:” Đưa bạc vạn cũng chẳng thèm. Chở ba con mụ đẻ chửa, về nhà cúng phong long, xui thấy mẹ!”. Tám Xoan không đón được xe, trở vô, anh ta vốn thật thà, nói:
-  Bọn xích lô không đứa nào chịu chở.


Vợ anh Tám:
-  Chớ ông nói đi đâu?
-  Đi đẻ chớ đi đâu?


Chị Tro đau quá, tức thằng chồng thật thà, chửi:
-  Đồ ngu! Ai bảo nói đi đẻ?
-  Chớ nói đi đâu?
-  Nói đi công chuyện quan trọng…
-  Chuyện gì?


Chị Tro nghĩ ngợi một lúc, phải nói đi công chuyện gì quan trọng may ra chúng sợ mà chịu đi:
-  Đi dự hội nghị phụ nữ gấp cho kịp!
Anh Tám thấy vô lí, nói:
-  Bụng to sầm sầm, mặt mày nhăn nhó, đến bệnh viện, không đi đẻ thì đi đâu.


Nói thế song vì sợ vợ nên anh Tám ra đường. May gặp lão Kẹo, một người hàng xóm quen biết, chịu đi, ngặt vì xe lão bánh non quá, chiếc xe nặng như cái cùm. May mà mượn được bơm, nếu không đã đẻ rơi thằng cu Tròn giữa đường. Đến nơi, bệnh viện chưa kịp nấu nước sôi, chị Tro tự leo lên cái bàn đẻ bằng inox lạnh tanh, mới chàng hảng, gác chân lên hai thanh tựa thì thằng bé đã lọt ra rồi. Con so còn thế, về sau mấy đứa con rạ lại lại nhanh hơn. Nói như bà mụ Bầu:” Nó đẻ người ta nhai chưa dập bả trầu đã xong”. Mụ này còn phát biểu một câu liên quan tới khoa giải phẩu học cơ thể người :” Con vợ mông to như cái thúng, xương chậu to như trâu nái, lấy thằng chồng bé như con nhái nên nó đẻ chẳng cần rặn.”


Tội nghiệp anh Tám, con vợ to lớn đồ sộ, còn anh ngày càng ốm o. Mỗi bữa anh chỉ ăn lưng chén cơm. Anh ăn ít cũng chỉ vì cơm nhà dở quá, không có gì ăn. Tro đi chợ ăn quà hết cả tiền chợ, ngày  nào chị ta cũng cho chồng ăn cơm với món canh rau muống cá liệt, rẻ tiền nấu nhanh và dễ nhất. Anh Tám có nghề mài dao, hàng ngày anh đi rong trong xã mài dao. Tiền anh làm ra không bao nhiêu, xế trưa, xế chiều anh làm lưng xị rượu trắng. Anh cho như thế cũng đủ chất bổ dưỡng. Anh lí luận rượu cũng là gạo, uống rượu cũng như ăn cơm, chẳng cần đến ăn. Được cái anh Tám có nhiều bạn nhậu. Chuyện vợ con có bực mình nhưng sống với nhau lâu quá đã quen, khi quen rồi không còn chú ý đến nữa. Chị Tro cũng ít khi ngó ngàn tới chồng. Mỗi chiều thấy anh mặc chiếc quần đùi mốc thếch, ngồi chồm hỗm, đầu gối quá tai, đánh cờ tướng, ăn thua cãi vã om sòm với bọn trẻ con, chị Tro chỉ biết lắc đầu ngao ngán.
 

Con tim của chị Tro lâu nay hướng tới mấy thằng kép cải lương lâu lâu về hát đình, hát ở hội trường xã. Mấy thằng này, trong ánh đèn sân khấu trông uy nghi lẫm liệt. Mặt đánh phấn trắng, bôi má hồng, kẻ lông mày xếch ngược, mang lông mi giả, thứ hàng giả rẻ tiền bán đầy chợ mỗi hộp một cặp, môi tô son, mũi kẻ vạch phấn trắng ở giữa, hai bên bôi đen mờ khiến mấy cái mũi tẹt nhà quê thành mũi tây đầm. Đào kép ăn mặc đẹp lắm, áo quần có tua có dải, nút bọc gấm lóng lánh, đi hia, đội mão, tay cầm hốt, xiêm y khôi giáp thêu loan phụng, hát các tuồng cổ. Còn nếu phải hát tuồng mới, gọi là tuồng tâm lí xã hội, họ ăn mặc theo kiểu vương tôn công tử hay tiểu thư khuê các. Nếu phải hát mấy tuồng gọi là “phương xa” chuyên diễn cảnh Ả-rập, Ấn độ…họ ăn mặc theo kiểu các ông hoàng trung đông, tỷ phú dầu lửa, đầu đội khăn, áo choàng dài, mang râu…Đào kép thi nhau giọng ca, ai dài hơi hơn thì thắng, được thưởng tiền nhiều, có đứa ca gần muốn đứt hơi. Còn ở trên sân khấu trai gái nói với nhau nghe sao văn hoa văn vẻ đến thế! Mấy anh kép lâu lâu trỗ tài đi mấy đường quyền đẹp mắt, thực đúng là văn võ song toàn. Chị Tro mê tít, bồng con đi coi không sót một đêm nào.


Tuy thế cũng có lúc cả đoàn điêu đứng. Trước cái lụt năm kia, mưa liên tiếp mười ngày, làm cho cả đoàn không hát được, đói khát. Lão bầu sai mụ vợ bưng thúng vô xóm mượn gạo, nói mượn ăn đỡ, sau này hết mưa, hát lại vô coi không cần mua vé. Gạo mượn về, nấu cháo loãng chia nhau húp. Chị Son thấy cảnh thê thảm ấy không cầm được nước mắt . Chị thấy vua chúa hoàng tử công chúa, tể tướng, khâm sai đại thần, hoàng thân quốc thích ướt như chuột lột phía sau chái đình làng. Chị ra tay nghĩa hiệp, kêu cả bộ sậu về nhà mình, mua chục kí bún, cái đầu heo, làm tô mắm nêm thực to, dằm một bụm ớt xiêm. Cả đoàn đói lâu ngày được một bữa no nê. An xong không biết ai bỏ túi cái hộp quẹt ga của anh Tám. Anh Tám giận lắm, chửi cả bọn xướng ca vô loại. Chị Tro không giận, còn bênh, chị nói:” Nghệ sĩ mà !…họ sống theo kiểu rộng rãi đã quen, trách cứ làm chi?”


Đã sáu con nhưng tính tình chị này còn”xuân” lắm. Cán bộ phụ nữ phường tới vận động kế hoạch hoá gia đình. Chi cười nói:” Thằng chồng tui nó cho tui ăn chay trường lâu rồi…” Cán bộ không hiểu chay trường là gì, hỏi, chị giảng, “Chay trường” là không đụng tới cái dây lưng quần!  Nói như thế là oan cho anh. Anh Tám bữa nào đi ăn đám ma, đám cưới , đám hỏi, đám thôi nôi, đám giỗ…lúc trở về nhà, rượu sần sần anh cũng muốn chui vô mùng nhưng  sợ con vợ không cho. Có lần anh Tám làm càn, bị tống một đạp văng xuống giường, sáng hôm sau phải nhờ thằng Kha cõng tới nhà ông thầy Sáu Liễu châm cứu !


Tội nghiệp anh Tám ốm o, con vợ to khoẻ quá, nên mọi việc trong nhà lớn nhỏ đều do vợ quyết định, anh chẳng có quyền hành gì, anh như thiên lôi, một ông thiên lôi tí hon, chẳng làm ai sợ. Thế mà ngày nào cũng bị chửi oan.  Hôm qua thàng Tròn ném đá bể chậu hồng nhà lão Bá. Con Nga đi học đánh lộn bị cô giáo chủ nhiệm kêu phụ huynh lên “góp ý”. Con chó mực ra đường cắn rách cái quần lãnh mới của mụ Tạo. Con gà mái quạ, đẻ lang, qua nhà hàng xóm,  nhảy lên bàn thờ nhà người ta làm tổ  bươi rơi vỡ lư hương…Tất cả tội lỗi ấy đều đổ lên đầu anh. Mỗi lần vợ chửi, anh ngồi yên ở hiên nhà nghe. Chị này có cái tật mỗi khi chửi, bắt chồng phải ngồi nghe, không được cãi lại, không được bỏ đi. Lần này anh Tám thấy vợ đã ngừng nói, tưởng yên, rón rén vô nhà dẫn xe đạp đi chơi, mới tới ngõ bị kêu lại :
-  Đi đâu ? Ngồi đó nghe tui nói cái đã !

Anh Tám ríu ríu dẫn xe vô nhà, cởi áo sơ mi, quần tây, ngồi châm điếu thuốc rê hút, nghe vợ nói. May quá, hôm nay nhà hàng xóm mở máy cát-xét nghe tấu hài cũng vui…


*
Thuở hồng hoang, mặt trời như một ngọn nến khổng lồ cất mình bay lên chiếu sáng cả khu vườn địa đàng. Đất dưới chân thơm ngon  như kẹo sôcôla, nước suối ngọt như mật ong, gío ngào ngạt mùi long diên hương. Đầy trời mây rất lạ và mấy rất đẹp.  Những áng mây tha thước mềm như tơ lụa. Những áng mây vần vũ như váng sữa. Những áng mây trong ngần như bạch lạp dựng sừng sững như cột chống trời và những áng mây óng ánh như ngọc trai chồng chất lên nhau…

             
Bỗng nhiên có tiếng sấm rền vang. Những áng mây mang đầy ánh sáng bỗng tối sầm lại, mây xám rồi mây dần dần hoá đen, đen như muội đèn, đen như hắc ín, hôi hám như trẻ con đốt bánh xe cao su nơi đống rác. Cõi thiên đàng đen thui, ngột ngạt buồn thảm. Trên trời có tiếng gầm to như cái loa mấy ngàn oát treo ở sân vận động trong dịp mít tinh, oang oang tiếng người : “ Êva! vì ngươi xúi giục người nam là ADAM ăn trái cấm. Ta trừng phạt ngươi phải đau đớn trong mỗi lần sinh nở. Ta xui khiến dục vọng ngươi hướng về chồng, và chồng ngươi suốt đời cai trị ngươi!!!”

             
Các thiên sứ trên cao vén mây nhìn xuống, ai cũng tưởng thấy cảnh Êva bị đuổi ra khỏi thiên đường một mình lầm lũi tủi hỗ bước trên lớp đá tai mèo sắc như dao, mùi khói diêm sinh địa ngục hôi nồng với đôi bàn chân trần đầy máu, loã lồ, nhục nhã…Nhưng không, một cảnh hoàn toàn trái ngược. Êva ngẩng cao đầu vừa đi vừa huýt sáo miệng, nhún nhảy, lắc mông, kiêu hãnh và khiêu khích…


Nàng Êva ngẫm nghĩ, chớ có tưởng bỡ mà lầm. Lời rủa sả độc địa kia chưa chắc đã “ ếp-phê “ . bọn cháu chắt ta chúng cũng đã mang trong mình cái “gien” ghê gớm của ta nên chẳng vừa gì. Sẽ có những đứa như con Tro Xóm Cồn đẻ chửa dễ như gà, dục vọng không hướng vào chồng mà lệch sang mấy thằng kép cải lương, còn ” sức mấy” cai trị nó.

Nàng Êva bước đi, cười khúc khích./.




Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

PHONG TỤC TẾT

TẾT NGUYÊN ĐÁN

Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của Việt Nam. Ngày Tết không những là ngày thiêng liêng của người Việt mà nó còn mang sắc thái văn hóa đặc thù của dân tộc ta. Trên bầu trời cao, những cánh én đã về, mùa Xuân đã trở lại với vạn vật. Những cành lá trơ trụi của mùa Đông đã chuyển mình với những mầm non, với lá xanh mơn mởn. Trong bốn mùa, Xuân là mùa của ngàn hoa tươi thắm, với những cành lộc non xanh tươi vì thế mùa Xuân được người đời ưa chuộng hơn cả.
Trong niềm rạo rực đón Xuân, Hàn Mạc Tử đã sáng tác bài “Mùa Xuân Chín”, xin hãy nghe :
Trong làn nắng ửng khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý – bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây.
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
Chị ấy năm nay còn gánh thóc,
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?”.
Mỗi lần Tết đến cảm thấy lòng nao nao nhớ lại những mùa Xuân êm đềm mang nhiều kỷ niệm thấm thía qua những vần thơ “Xuân”
Chữ Tết Nguyên Đán mang các nghĩa: Tết do chữ Tiết, có nghĩa là ngày lễ; Nguyên có nghĩa là bắt đầu; Đán có nghĩa là buổi sớm mai. Vậy Tết Nguyên Đán là ngày mở đầu cho một năm mới với nhiều hy vọng và may mắn mới.
Đúng ra phải dùng cả ba chữ Tết Nguyên Đán, nhưng người Việt ta có tính giản dị nên chỉ gọi Tết hay Ngày Tết. Chữ Tết được dùng trong nhiều thành ngữ như : Ngày Tư Ngày Tết, Năm Hết Tết Đến, Sống Tết Chết Giỗ, Tết Nhất, Chợ Tết, Ăn Tết, Chúc Tết, Thiệp Tết, Quà Tết, Lương Tết, Tết Thầy, Tết Xếp…
Ngày Tết mang rất nhiều phong tục cổ truyền và các phong tục này đã thấm nhuần trong lòng người Việt Nam từ xưa đến nay.

Sửa Soạn Tết

Ngay từ đầu tháng Chạp, ở thôn quê cũng như thị thành, thiên hạ đã bắt đầu sửa soạn Tết. Nhà nhà lo mua heo, bò, gà, vịt để sẵn, rồi còn mua nếp, đậu hầu chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tét. Ngoài ra còn muối dưa, nén hành, may sắm quần áo mới, sơn phết trang hòang nhà cửa, lau chùi bàn thờ, mua tranh, pháo, câu đối, cùng các loại bánh mứt, trái cây, trà, rượu… Còn những người thích chơi cảnh, chơi hoa như các loại hoa hải đường, hoa mai, bích đào, thủy tiên… phải lo vun trồng, cắt xén để hoa kịp nở vào đầu Xuân. Đa số người Việt Nam chỉ lo ăn Tết có 3 ngày, tuy nhiên nhiều gia đình, nhất là những gia đình khá giả chuẩn bị Tết trong nhiều tháng trước.

Chợ Tết

Khoảng trung tuần tháng Chạp, phố xá, chợ búa bắt đầu thêm nhộn nhịp, nhất là các buổi chợ cuối năm càng tưng bừng tấp nập, đông đúc kẻ bán người mua. “Đông như chợ Tết”. Vào những ngày chợ Tết hàng hóa tràn ngập, nhiều gấp bội ngày thường, nào gian hàng vải, gian hàng bánh mứt, hàng hoa, hàng trái cây, dưa hấu bày bán la liệt. Thấy dưa hấu là thấy Tết. Dưa hấu lềnh khênh, chất cao thành đống. Khách mua cố lựa những trái dưa khi cắt ra ruột đỏ tươi vì người ta cho rằng mua dưa đầu năm lựa đuợc những trái dưa ruột đỏ thắm thi suốt năm gặp tòan những điều may mắn. Còn những người bán thì trưng bày những trái dưa mẫu ruột đỏ au để chiêu dụ khách hàng. Đặc biệt là vào những ngày cận Tết, ta thấy các ông đồ Nho râu tóc bạc phơ gò mình trên những tờ giấy hoa ở vỉa hè hay góc chợ, múa bút viết những câu đối với những nét chữ “Rồng bay, Phượng múa” để bán cho những khách hàng mua về dán ở nhà hay ở bàn thờ.

Đưa Ông Táo Về Trời

Một trong những cổ tục của ngày Tết là đưa ông Táo về Trời. Ông Táo là cái bếp nấu cơm trong mọi gia đình. Người ta tiễn ông Táo về Trời bằng bánh mứt, thèo lèo, trà và pháo. Theo truyền thuyết, cứ mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo cỡi cá chép bay về Trời để “báo cáo” với Ngọc Hoàng mọi chuyện xảy ra dưới trần gian trong suốt năm qua.

Cây Nêu

Nói đến Tết, theo truyền thống, người Việt nghĩ ngay đến bốn thứ điển hình là Cây Nêu, Hoa Mai , Bánh Chưng với Tràng Pháo:
Ở thôn quê, thiên hạ bắt đầu dựng cây nêu vào ngày 27 tháng Chạp, trễ lắm là vào buổi chiều ngày 30 Têt, nếu tháng thiếu là ngày 29 và hạ nêu vào ngày mồng 7 tháng Giêng. Nêu là cây tre dài chặt tới gốc còn đủ ngọn lá, được dựng ở trước sân với một cỗ mũ nhỏ và một tảng vàng buộc ngang thân, có nơi treo trên ngọn mấy chiếc khánh và bùa chú mà người ta tin tưởng rằng có thể ngăn cản, xua đuổi tà ma xâm nhập vào nhà để quấy phá gia chủ trong những ngày Tết. Riêng ở thành thị vì nhà cửa phố phường san sát không tiện trồng cây nêu nên ta thường buộc cành đa, lá dứa ngoài ngõ. Có nơi thiên hạ rắc vôi ngoài sân, ngoài cổng với hình bàn cờ, cây cung cùng tên bắn ra đằng trước và hai bên, ngụ ý trấn giữ nhà cửa ngăn chận tà ma.
Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Trông mau đến Tết dựng nêu ăn chè.
Vật điển hình thứ hai của Tết là hoa mai. Mai vàng là màu sắc đặc thù của ngày Tết, thấy mai là thấy Tết và mai vàng tạo niềm rạo rực, rộn ràng trong lòng mọi người. Cho nên, dù giàu, dù nghèo thiên hạ nhà nào cũng tạo cho được một cành mai. Giàu có, khá giả không những tạo một nhành mai mà còn rước cả một cây mai to lớn đầy hoa về để trang trí nhà cửa trong những ngày Xuân. Còn nghèo khó không mua nổi một nhánh mai tươi thì cũng phải sắm cho được một cành mai giả để cũng có màu sắc Tết cho gia đình.
Tết không mai không ai biết Tết,
Mai không Tết chẳng thiết khoe vàng.
Vật điển hình thứ ba của Tết là bánh chưng. Tùy theo tục lệ từng miền, người ta có bánh chưng hay bánh tét, đó là hương vị không thể thiếu được của mọi gia đình trong những ngày Tết. Bánh chưng, bánh tét thường được ăn với thịt mỡ, dưa hành hay củ kiệu. Trong lúc nhìn mai vàng nở trên cành, nghe những tràng pháo Tết rộn rã mà ăn một lát bánh chưng hay một khoanh bánh tét với một cục thịt mỡ và một miếng dưa hành là nuốt cả một mùa Xuân dân tộc vào tâm hồn ta vậy.
Vật điển hình thứ tư của ngày Tết là pháo. Pháo là âm thanh, âm điệu rạo rực nhất của ngày Xuân. Nghe pháo nổ là nghe như Tết đang reo vang trong lòng mọi người. Pháo bắt đầu nổ lác đác từ chiều 23 tháng Chạp, ngày đưa ông Táo về Trời. Rồi đến Giao Thừa pháo càng rộ lên cùng một lúc, xen lẫn trong những tràng pháo chuột là những tiếng pháo đại nổ chát chúa, vang rền như những quả đạn pháo kích. Tết đến, từ các cơ sở thương mại cho đến tư gia, nhà nào cũng đốt một vài phong pháo để đón Chúa Xuân. Người ta đốt pháo từ lễ Giao Thừa và vào sáng mồng một, mồng hai, mồng ba. Ngoài ra khi người bạn quý đến “xông đất” chủ nhà cũng mang ra một phong pháo đốt để “nghinh tân” ngược lai, người bạn cũng đốt một phong pháo để “Chúc Xuân” gia chủ. Còn các cơ sở thương mại, những nhà giàu có vào ngày Tết đốt pháo thường có múa lân vì thiên hạ tin tưởng rằng lân đến nhà đầu năm sẽ mang lại thịnh vượng.
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.

Mâm Ngũ Quả

Mâm ngũ quả thường gồm thơm, đu đủ, dừa, xoài, trái sung. Phải thừa nhận rằng đa số nguời Việt Nam , nhất là giới bình dân mang nhiều sự mê tín, dị đoan rất dễ thương. Vì thế mâm ngũ quả chưng bàn thờ trong những ngày Tết người ta thường chọn những loại trái cây có tên tốt, mang ý nghĩa như thơm, đu đủ, dừa, xoài, sung… vì theo họ, những loại hoa quả nầy tượng trưng cho một năm mới đầy thơm tho, tiền bạc trong nhà đầy đủ và cuộc sống sung túc.

Tiệc Tất Niên

Ở thành thi, theo thông lệ, cứ đến cuối năm, thiên hạ thường tổ chức những bữa tiệc tất niên tại các công, tư sở, xí nghiệp, trường học hầu các công tư chức, nhân viên, hoc sinh, sinh viên, thầy cô có dịp họp mặt vui vẻ, chuyện trò thân mật, chúc Tết lẫn nhau trước khi chia tay để về nhà hoặc về quê ăn Tết với gia đình.

Đưa Rước Ông Bà

Vào ngày Tết người Việt Nam ta có tục đưa rước ông bà. Trưa hôm 30 Tết người ta làm lễ cúng tất niên đồng thời đón rước ông bà hoặc người thân quá cố để vong linh họ về sum họp với gia đình trong những ngày Xuân. Qua đến ngày mồng bốn, ta tiễn đưa vong linh ông bà về phương cũ.

Giao Thừa Và Lễ Trừ Tịch

Giao Thừa có nghĩa là cũ giao lại cho mới tiếp nhận. Hết giờ Hợi sang giờ Tý vào lúc nửa đêm 30 Tết là Giao Thừa, thiên hạ làm lễ Trừ Tịch tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới còn được gọi là lễ “Tống Cựu, Nghinh Tân”. Theo cổ tục, người ta tin rằng từ năm Tý đến năm Hợi là 12 năm thì có 12 vị thần Hành Khiển luân phiên nhau, mỗi năm một vị lo trông coi việc nhân gian vì thế mà ta có lễ Trừ Tịch để tiễn đưa và đón các vị thần Hành Khiển của năm cũ và năm mới, đồng thời cầu cúng cả Bản Cảnh Thành Hoàng và Thổ Công Thần Kỳ mà ta có câu tục ngữ “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”.
Lễ Trừ Tịch ở các làng xã còn giữ cổ tục, người ta thiết lập hương án ở trong trung thiên hoặc nơi sân đình, cũng có khi ở ngã ba làng xã với vàng mã, hương, đèn, trầu, rượu, hoa quả, xôi gà tế lễ rất trọng thể. Trong khi tế lễ, họ đánh trống, khua chiêng, đốt pháo vang dậy trong giờ Giao Thừa. Còn các tư gia cũng cúng lễ Giao Thừa trong sân hay trước cửa nhà với mâm lễ vật đặt trên bàn rồi vái tứ phương. Khi tới Giao Thừa chuông, trống ở các Đình, Chùa, Giáo Đường khắp nơi cũng được đánh lên vang rền kèm theo tiếng pháo đón Giao Thừa nổ giòn giã. Tiếng chuông, tiếng trống, tiếng pháo của giờ Giao Thừa là âm điệu truyền thống của ngày Tết.
Những kẻ đã từng nghe những âm điệu nầy trong quá khứ, nay vì hoàn cảnh bắt buộc họ phải xa lìa đất mẹ thân yêu, vào đêm Giao Thừa họ thường gục đầu im lặng để chờ nghe lại âm điệu ngày xưa, nhưng giờ Giao Thừa cứ lặng lẽ trôi qua và những âm điệu âu yếm kia vẫn biền biệt, khiến họ hụt hẫng, lòng họ dâng trào niềm nuối tiếc và uất hận, rồi lòng họ cảm thấy nghẹn ngào và đôi dòng lệ tự nhiên tuôn trào thấm ướt bờ mi. Vì ai mà họ đã đánh mất kỷ niệm thân yêu nầy ? Vì ai mà họ phải khóc trong những đêm Giao Thừa xa cố quận ?
Về Giao Thừa, nữ sĩ Hô Xuân Hương có hai câu đối như sau :
Tối ba mươi khép cánh càn khôn,
Kẻo sợ ma vương đem quỷ tới.
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa,
Để cho thiếu nữ rước Xuân vào.

Tiền Của Vào Như Nước

Ở thành thị, phố phường ta có tục lệ sau giờ Giao Thừa, những người gánh nước mướn tự động gánh nước đến những nhà trong hàng xóm một vài đôi nước ngụ ý rằng năm mới gia chủ sẽ làm ăn phát đạt “tiền của vào như nước” và gia chủ vui vẻ thưởng tiền rất hậu. Cũng có những người buôn bán, vào những ngày cận Tết đã ân cần dặn trước những người gánh nước thuê đừng quên gánh nước đổ vào nhà cho mình.

Đi Lễ Chùa, Giáo Đường Và Hái Lộc

Sau khi cúng Giao Thừa xong, thiên hạ làm lễ Thổ Công rồi sửa soạn đi lễ tại các Đền, Miếu, Đình, Chùa, Giáo Đường để cầu phúc, cầu may cho năm mới. Ngoài mục đich đi lễ Phật, lễ Chúa, lễ các vị Thần Linh họ còn có dụng ý hái lộc và xin xăm. Hái lộc là một tục lệ nên thơ của người Việt Nam . Người ta tin rằng lộc là lộc của Trời vì thế hái lộc đầu năm sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho suốt một năm. Vì lẽ đó mà vào ngày đầu năm thiên hạ già, trẻ, trai, gái chen chúc nhau lên Chùa để hái lộc. Còn xim xăm, đa số người Việt rất tin vào số mệnh nên song song với việc lên Chùa lễ Phật, hái lộc họ còn lên Chùa để xin xăm hầu biết vận mệnh của mình và gia đình mình trong năm mới. Hình thức xin xăm là sau khi van vái Trời, Phật với tất cả lòng thành rồi người ta rút một thẻ xăm trong ống (hoăc lắc cho thẻ xăm rơi ra), đọan mang đến cho người đoán xăm, đôi khi là một thầy bói, đôi khi là một nhà sư để giải đoán dùm những ngụ ý trong quẻ xăm. Hầu hết những người lên Chùa xin xăm vào dịp đầu năm đều ra về với vẻ mặt “vui như ngày Tết” vì những lá xăm của họ đều hứa hẹn những điều tốt đep.

Xông Nhà, Xông Đất

Theo cổ tục, vào đầu năm người đến nhà ai trước nhất là người “xông nhà, xông đất” cho gia chủ và thiên hạ tin rằng đầu năm mới được người vui vẻ, dễ tính, tốt nết hoặc những người có tên như: Thương, Mến, Hùng, Dũng, Đẹp, Giàu, Sang, Phú, Quý, Thịnh, Vượng, Tài, Báu, Lợi, Phước, Lộc, Thọ, Có, Tiền, Bạc, Vàng, Triệu, Tỷ, Thơm… đến nhà trước nhất thì gia chủ sẽ được mọi chuyện tốt lành, đẹp đẽ, thịnh vượng, phú quý, may mắn quanh năm.
Còn ngược lại, gặp người khẳn tính, cộc cằn, độc ác, khờ dại, ngu ngơ, đần độn hoặc những người có tên như: Nghèo, Khổ, Xấu, Ghét, Ngu, Hư, Thúi, Chết, Xụi, Thua, Lỗ, Nợ, Nần, Túng, Thiếu, Đau, Ốm, Bệnh, Ghẻ, Chốc, Bại, Xụi, Bần, Hàn, Đói, Rách, Gian, Ác… thì suốt năm gia chủ làm ăn lủng củng, thất bại hay gặp những chuyện vẩn vơ, bực mình…. Chinh vì vậy mà các cụ lớn tuổi hoặc những người còn mang nặng cổ tục rất kén chọn người đến xông nhà, xông đất, thường họ mượn người tốt nết, tinh tình dễ thương, có tên đẹp đến xông đất dùm. Còn trong gia đình, sau khi đi lễ Chùa, Nhà Thờ về là xông đất nhà mình và gia đình thường để cho người tốt nết nhất vào nhà trước.
Theo tục lệ, người đến xông đất đốt một phong pháo và chúc gia chủ mọi điều tốt lành, tùy theo trường hợp, lời chúc có thể:
- Nếu gia chủ có cha mẹ già thì chúc “Tăng phúc, tăng thọ”
- Nếu gia chủ là nhà nông thì chúc “Phong đăng hòa cốc”
- Nếu gia chủ là một nhà công kỹ nghệ thì chúc “Tốt tài sai lộc”
- Nếu gia chủ là một thương gia thì chúc “Buôn may, bán đắt, nhất bản vạn lợi”
- Nếu gia chủ là một quân nhân hay công chức thì chúc “Mau thăng quan, tiến chức”
Trong trường hợp chẳng may gặp người xấu nết, tính tình cộc cằn hay xui hơn nữa bị một lão ăn mày đến viếng đầu năm thì gia chủ phải lấy gạo, muối ra vãi tứ phía và cúng vái gọi là “đốt phong long” rồi chờ một người khác khá hơn đến “tái xông”

Mừng Tuổi Và Chúc Xuân

Một trong những tục lệ đẹp đẽ nhất của người Việt Nam là mừng tuổi ông bà, cha mẹ vào dịp đầu Xuân. Đây là một hình thức hiếu đạo của con cháu đối với công ơn dưỡng dục của các đấng sinh thành đã nuôi dưỡng nên minh mà chỉ Việt Nam mới hãnh diện có cổ tục nầy trên thế giới ngày nay.
Mừng tuổi là mừng ông bà, cha mẹ thọ thêm một tuổi. Sáng mồng một Tết, sau khi ông bà, cha mẹ khăn áo chỉnh tề, con cháu cũng xúng xính trong những bộ quần áo mới, trải chiếu xuống đất lạy 2 lạy đồng thời chúc ông bà, cha mẹ những lời tốt đẹp, hiếu thảo. Ông bà, cha mẹ cũng chúc lại con cháu ngoan ngoãn, thông minh, chóng lớn, học hành mau đỗ đạt rồi cho con cháu những tờ giấy bạc mới đựng trong những phong bì màu đỏ gọi là tiền “lì xì”, có nghĩa là những đồng tiền may mắn.
Ngoài tục lệ mừng tuổi, vào ngày Tết thiên hạ còn có lệ chúc Tết lẫn nhau. Nếu ở xa người ta gởi thiệp, còn nếu ở gần bạn bè, họ hàng thăm viếng và chúc Tết với nhau. Những lời chúc thông dụng là “Phước, Lộc, Thọ”, “An Khang, Thịnh Vượng”, “Vạn Sự Như Ý”, “Sống Lâu Trăm Tuổi”, “Tân Xuân Vạn Hạnh”, “Con Đàn, Cháu Lũ”, “Tiền Vào Như Nước”, “Tiền Rừng Bạc Biển”, “Đa Tài, Đa Lộc”, “Mau Thăng Quan, Tiến Chức”…
Ngoài việc họ hàng, bạn bè thăm viếng chúc Tết lẫn nhau, các nhân viên thuộc quyền ở các Ty, Sở, Đơn Vị vào ngày Tết cũng có lệ đến chúc Tết các xếp của mình. Kèm theo những lời chúc Tết đẹp nhất, họ còn có “quà biếu” cho các xếp họ nữa. Xin hãy nghe bài “Chúc Tết” của nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương :
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau,
Chúc nhau: Trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen nầy ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu,
Trăm, nghìn, vạn, mớ để vào đâu.
Phen nầy ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang,
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen nầy ông quyết đi buôn lộng,
Vừa bán, vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con,
Sinh năm, đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.

Kiêng Cữ

Đa số người Việt Nam ta tin rằng việc gì xảy ra đầu năm thì sẽ liên tục xảy ra suốt năm vì thế ta có rất nhiều tục kiêng cữ trong những ngày Tết:
Giông  : Giông có nghĩa là xui xẻo, cho nên vào những ngày cuối năm có mượn đồ vật hoặc nợ nần của ai thì phải lo trả vì nếu để sang năm mới người ta đến đòi thì bị “giông”. Vì thế vào những ngày cuối năm, các chủ nợ thường đến đòi tiền các con nợ vì để qua năm mới đến đòi sợ “giông” người vay nợ. Ngược lại, các con nợ Tết đến cũng lo chạy đôn, chạy đáo để thanh toán tiền nợ của mình vì sợ để leo qua năm mới sẽ bị xui và sẽ bị mang nợ suốt cả năm nên ta có câu:
Khôn ngoan đến cửa quan mới biết,
Giàu khó ba mươi Tết mới hay.
Cữ Quét Nhà : Vào ngày Tết người ta cữ quét nhà trong suốt ngày mồng một, mồng hai và mồng ba vì sợ rằng quét nhà sẽ quét hết tiền bạc, của cải và các điều may mắn ra ngoài. Nều nhà có rác, ta chỉ quét sơ và gom vào một xó để chờ hết Tết rồi mới đem đi đổ.
Cữ Quần Áo  : Trong những ngày Tết, người Việt ta cữ ăn mặc quần áo trắng hoặc đội khăn trắng vì sợ trong năm sẽ có tang.
Cữ Ăn Nói : Vào những ngày đầu năm, người trong gia đình phải hết sức thận trọng về “lời ăn tiếng nói”, chỉ nên dùng những lời lẽ đẹp và tránh những lời nói không hay như khỉ, chết, đau, ốm hay những lời nói tục tằn, chửi thề… để suốt năm không gặp những chuyện xui xẻo.
Cữ Đánh Con : Vào ngày Tết cha mẹ phải cữ đánh con cho dù rằng vào những ngày nầy con cái “phá như quỷ” cha mẹ cũng đành dằn lòng vì nếu đánh con trong những ngày Tết thì con sẽ bị “huông”, nghĩa là suốt năm con sẽ bị đòn hoài.
Ngoài các điều trên, thiên hạ còn kiêng cữ nhiều thứ khác trong ngày Tết như kiêng cãi nhau, kiêng đánh lộn, kiêng gây tiếng động, kiêng làm vỡ chén bát, ly tách, kiêng tiếng khóc dù là tiếng khóc của trẻ con đòi bú sữa. Ngoài việc kiêng cữ những điều “xấu”, người ta còn phải làm những điều “tốt”, đó là tục lệ đi mua muối đầu năm. Muối tượng trưng cho sự đâm đà, mặn mòi. Nhưng ngược lại ta cữ đi mua vôi vì vôi tượng trưng cho sự bạc bẽo, vong ân, bội nghĩa như ta thường nghe câu “ăn ở bạc như vôi” vì thế dân gian có câu tục ngữ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”.

Bói Toán

Vào ngày đầu năm người Việt ta thích đi xem bói toán để biết vận mệnh của mình trong năm mới. Bói toán có nhiều cách, như bói Kiều, bói sách, bói tuồng, nhờ thầy bói xem bói dùm…

Bói Kiều là lấy cuốn Kiều ra để trên bàn, sau khi thắp hương đèn và khấn vái Nguyễn Du, Thúy Kiều, Kim Trọng rồi người ta lật bất cứ trang nào của Kiều ra xem, những câu thơ sau đây được xem là tốt:
Dưới dòng suối chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Kiều từ trở gót trướng hoa,
Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.
Gương nga chênh chếch dòm song,
Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.
Đầu năm mà gặp nước, gặp cầu, gặp vàng thì không có gì may mắn, hạnh phước cho bằng. Nước tượng trưng cho tiền bạc nên ta có câu thành ngữ “tiền vào như nước”, còn cây cầu tượng trưng cho sự thông giao, sự liên lạc, sự đoàn tụ và vàng tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Ngược lại những câu thơ sau đây được xem là điềm xấu:
Hàn huyên chưa kịp giãi giề,
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.
Người nách thước, kẻ tay đao,
Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi.
Già giang một lão một trai,
Một dây vô lại buộc hai thâm tình.
Hoặc:
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
Đầu năm bói Kiều mà gặp cảnh gia đình tan nát, phân ly hay gặp cảnh “Sầu đong càng lắc càng đây” như trên thì người ta tin rằng đó là điềm xui xẻo. Bói sách cũng tương tự như bói Kiều, còn bói tuồng là ngày Tết ta chọn tuồng hát để xem, nếu xem nhằm tuồng kết thúc cốt chuyện bằng sự sum họp, thắng lợi, hạnh phúc, giàu có là điềm may. Còn nếu tuồng hát kết thúc bằng cảnh gia đình tan nát, chia ly, chết chóc là điềm không tốt. Ngoài việc bói Kiều, bói sách, bói tuồng, thiên hạ còn tìm đến các thầy bói để nhờ xem dùm vận mệnh, tình duyên, công ăn, việc làm của mình trong năm mới.

Khai Bút

Vào dịp đầu Xuân, người Việt Nam ta có tục lệ tao nhã khác đó là tục lệ Khai But đầu năm. Khai Bút là năm mới cầm bút viết lần đâu tiên.

Những người thường hay viết lách như các cụ đồ, các nhà khoa giáp, các văn nhân thi sĩ, các nhà báo vào dịp đầu Xuân chọn ngày giờ tốt lấy giấy mực ra làm thơ, viết văn, ngâm vịnh và thưởng Xuân.

Khai Quân

Các đơn vị Quân Đội có truyền thống tổ chức Lễ Khai Quân và Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm với mục đích phô trương sức mạnh của Quân Đội cũng như nâng cao ý chí và tinh thần của binh sĩ hầu đạt được nhiều thắng lợi cho đơn vị trong năm mới.
Kính Chúc Quý Vị Độc Giả Một Năm Mới An Khang – Thinh Vượng
Yên Huỳnh post (theo Lê Thương – Richmond – Virginia)