TÔI


Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

21 mẫu tạo dáng khi chụp ảnh bạn gái P1

 
 Trong quá trình thực hiện việc chụp ảnh với chủ thể là phụ nữ, nếu bỗng nhiên bạn cảm thấy cạn kiệt ý tưởng, tinh thần sáng tạo dường như bế tắc hay đơn giản chỉ là cần 21 gợi ý thì “cẩm nang nhiếp ảnh”
Tự thế tạo dáng 1Trước hết, đó chính là tư thế chụp chân dung thật đơn giản. Trong kiểu ảnh này, người mẫu sẽ nhìn nghiêng về phía vai. Hãy để ý xem, chỉ cần lấy góc độ khác đi một chút, bạn sẽ có được bức ảnh chân dung thú vị, độc đáo và mới mẻ hơn rất nhiều.





 Tự thế tạo dáng 2
Trong ảnh chân dung, ta thường không thấy bàn tay của chủ thể hoặc bàn tay không được xem là điểm nổi bật, chính yếu. Tuy nhiên bạn có thể phát huy sự sáng tạo của mình bằng cách đề nghị người mẫu thử tạo dáng với bàn tay đặt ở nhiều vị trí khác nhau quanh đầu hay khuôn mặt. Nhưng hãy nhớ là không chụp lòng bàn tay trơ phẳng, bạn chỉ nên đưa vào ảnh các cạnh tay mà thôi.

Tự thế tạo dáng 3
Bạn hẳn đã nắm rất rõ các quy tắc cơ bản cần thiết về bố cục trong nghệ thuật nhiếp ảnh, chẳng hạn như quy tắc một phần ba. Nhưng từ quy tắc quen thuộc này, bạn sẽ thật sự ngạc nhiên khi tạo ra được những hiệu ứng rất mới lạ, rất khác biệt chỉ với việc xử lý bố cục ảnh bằng các đường chéo. Vì vậy, không nhất thiết phải luôn giữ cho mày ảnh của mình thẳng và cân bằng, đôi lúc để máy ảnh nghiêng khi chụp bạn sẽ có được những cảm nhận, những góc nhìn đặc biệt, ấn tượng hơn.


 Tự thế tạo dáng 4
Chọn cho người mẫu tư thế ngồi thật đẹp và đáng yêu với hai đầu gối chụm vào nhau. Trong trường hợp này ta nên chụp từ góc độ cao hơn một chút so với chủ thể.
Tự thế tạo dáng 5

Một tư thế cũng làm toát lên nét lôi cuốn, phóng khoáng, gợi cảm chính là hình ảnh người mẫu nằm nghiêng trên nền đất. Bạn nên cúi người khi chụp ảnh này.
Tự thế tạo dáng 6
Thực hiện vài thay đổi nhỏ, chủ thể của bạn sẽ trở nên thật uyển chuyển, dịu dàng khi nằm trong tư thế tựa đôi tay trên nền đất. Đây là tư thế thích hợp cho những bức ảnh chụp ở không gian rộng mở ngoài trời với thảm cỏ xanh mượt mà hay trên cánh đồng hoa dại nên thơ, lãng mạn.


Tự thế tạo dáng 7
Bạn có thể áp dụng tư thế chuẩn như đã được minh họa qua hình vẽ. Tư thế này dễ thực hiện nhưng lại gây được ấn tượng mạnh mẽ. Bạn phải cúi người và tựa vào nền đất khi chụp ảnh, sau đó di chuyển quanh người mẫu để chọn những góc độ thích hợp nhất, đồng thời đề nghị người mẫu thử thay đổi vị trí tay và đầu nhằm giúp cho việc tạo dáng thêm linh hoạt, phong phú.
Tự thế tạo dáng 8
Đây cũng là một tư thế chụp toàn thân rất đẹp và có sức lôi cuốn khác. Trong quá trình chụp, người mẫu có thể thoải mái lựa chọn, thay đổi vị trí đặt tay và đôi chân. Đặc biệt cần thể hiện sự tập trung vào ánh  mắt của người mẫu sao cho điểm nhấn này khiến bức ảnh trở nên thật ấn tượng và sống động.



Tự thế tạo dáng 9
Tư thế này thật sự rất đáng yêu, thích hợp để áp dụng trong bối cảnh là các mặt phẳng khác nhau, chẳng hạn như người mẫu có thể nằm trên giường, trên mặt đất, thảm cỏ hay trên bãi cát mịn màng. Nên chụp với góc ảnh thật hẹp và tập trung vào ánh mắt của người mẫu.


Tự thế tạo dáng 10
Ta có một tư thế đẹp và nhẹ nhàng để đưa vào tác phẩm với dáng ngồi như hình ảnh này của người mẫu.


Tự thế tạo dáng 11
Thêm một kiểu ảnh người mẫu ngồi trên nền với tư thế đơn giản, thân thiện. Nên chụp theo nhiều hướng và ở nhiều góc độ khác nhau.



Tự thế tạo dáng 12
Đây là tư thế tuyệt nhất để bộc lộ vẻ đẹp hình thể của người mẫu. Đặc biệt  ta sẽ đạt được hiệu quả đáng ngạc nhiên khi thổi hồn vào bức ảnh với cách xử lý tinh tế, mang đầy tính nghệ thuật và biểu cảm, biến chủ thể thành một hình bóng nổi bật trên khung nền sáng.



Tự thế tạo dáng 13
Với tư thế trông thật bình thường, đơn giản này, bạn có thể biến tấu, sáng tạo theo nhiều cách khác nhau như hướng dẫn người mẫu xoay cơ thể, thay đổi vị trí tay, nghiêng đầu theo nhiều hướng…



Tự thế tạo dáng 14
Tư thế đơn giản và trang nhã. Người mẫu khẽ nghiêng người về một phía, đặt tay  vào túi quần sau.


Tự thế tạo dáng 15
Nhẹ nhàng nghiêng người về phía trước một chút tạo thành tư thế cực kỳ quyến rũ nhằm tôn thêm vẻ đẹp và thu hút sự chú ý đối với phần trên của cơ thể người mẫu một cách tinh tế.



Tự thế tạo dáng 16
Tư thế gợi cảm, quyến rũ với động tác đưa hai tay lên khỏi đầu làm nổi bật những đường cong tuyệt mỹ trên cơ thể, Đây là tư thế thích hợp dành cho chủ thể có thân hình chuẩn, cân đối.



Tự thế tạo dáng 17
Đối với kiểu chụp toàn thân thì có vô số tư thế khác nhau để lựa chọn. Ngoài hình minh họa như trên cho bước khởi đầu, bạn có thể yêu cầu người mẫu từ từ xoay người, thay đổi vị trí tay cũng như hướng ánh mắt theo nhiều phía khác nhau…



Tự thế tạo dáng 18
Tư thế thoải mái, thể hiện cảm giác thư giãn khi người mẫu đứng tựa lưng vào tường. Ngoài ra, bức tường còn là điểm đặt bàn tay hay chống một chân để tạo dáng như thế này.



Tự thế tạo dáng 19
Ghi nhớ rằng đối với kiểu chụp toàn thân thì yêu cầu cơ bản và nghiêm túc nhất là người mẫu phải có thân hình mảnh mai, săn chắc theo kiểu vóc dáng thể thao. Cách thực hiện tư thế này khá đơn giản: Thân người uốn cong theo hình chữ S, tay thả tự do, trọng tâm cơ thể dồn vào một chân.



Tự thế tạo dáng 20
Tư thế điển hình, làm toát lên nét thanh tú từ vóc dáng lý tưởng của người mẫu. Dựa vào đó, bạn có thể tạo ra nhiều biến tấu thật linh hoạt, đa dạng. Để chọn được tư thế đẹp nhất, bạn nên đề nghị người mẫu di chuyển tay chầm chậm, xoay dần cơ thể theo nhiều góc độ cho đến khi tìm được tư thế thích hợp hãy yêu cầu cô ấy dừng lại và giữ nguyên như vậy trong lúc bấm máy. Thực hiện cách này nhiều lần bạn sẽ có được một bộ sưu tập những bức ảnh ưng ý.



Tự thế tạo dáng 21
Đây là tư thế rất lãng mạn và đầy nữ tính. Có thể sử dụng một mảnh vải bất kỳ nào đó (hay thậm chí chỉ đơn giản là một bức màn), cũng không nhất thiết chụp cả chiếc lưng trần. Đôi khi, hình ảnh người mẫu để lộ một chút vai trần lại gợi lên nhiều cảm xúc và mang vẻ bí ẩn, quyến rũ hơn.

Như vậy là bạn khi bắt tay vào công việc chụp ảnh phụ nữ bạn đã có một số tư liệu tham khảo rồi đấy. RGB hy vọng ít nhất bạn cũng chọn được một vài tư thế mà bài viết đã đưa ra để áp dụng trong quá trình sáng tạo nên những tác phẩm yêu thích của mình. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý là các tư thế trên chỉ mang tính chất ví dụ, gợi mở cho bước khởi đầu cơ bản nhất. Mỗi tư thế như vậy có thể được biến đổi theo vô vàn cách khác nhau. Hãy thỏa sức sáng tạo và điều chỉnh cho phù hợp với mong muốn của mình (ví dụ như thử chụp ảnh ở nhiều góc độ, đề nghị người mẫu thay đổi vị trí của tay, chân, đầu…).

Chế độ chụp hình nào là tối ưu


Tùy vào từng dòng máy và hiệu máy, ngoại trừ các chế độ chụp tự động theo bối cảnh (Scene) như là chụp chân dung, chụp thể thao, chụp phong cảnh,….các chế độ còn lại dù tên gọi khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động gần giống như nhau


Trong máy ảnh DSRL, hầu hết các máy ảnh đều có rất nhiều chế độ chụp hình khác nhau. Tùy vào từng dòng máy và hiệu máy, ngoại trừ các chế độ chụp tự động theo bối cảnh (Scene) như là chụp chân dung, chụp thể thao, chụp phong cảnh,….các chế độ còn lại dù tên gọi khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động gần giống như nhau. Đó là chế độ chụp tự động ưu tiên khẩu độ (ký hiệu Av hay A), chế độ ưu tiên tốc độ màn trập (ký hiệu Tv hay S) và chế độ chụp tự động theo chương trình lập trước (ký hiệu là P), chế độ tự điều chỉ(ký hiệu là M) và một vài chế độ khác.


Nếu bạn có dịp nói chuyện với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn sẽ thấy rằng phần lớn trong số họ sử dụng các chế độ cho phép họ kiểm soát tốt nhất chất lượng hình ảnh . Đối với những ai đã làm việc với máy ảnh đều xem các chế độ này là xương sống của nhiếp ảnh. Chúng cho phép bạn kiểm soát hai trong số những yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh đó là: khẩu độ và tốc độ màn trập.

Hầu hết người mua máy ảnh DSRL lần đầu đều thích dùng chế độ tự điều chỉnh M (Manual), bởi nhiều lý do, nhưng phần lớn muốn mình tự do điều chỉnh. Số còn lại, do được hướng dẫn hoặc tự học, chuyển sang chế độ chụp ưu tiên khẩu độ (Av hoặc A) hay ưu tiên tốc độ màn trập (Tv hay S). Một điều trùng hợp là gần như không có ai dùng máy ảnh DSRL, thích chụp chế độ hoàn toàn tự động (Auto) và đó là lý do chế độ chụp tự động theo chương trình (P) rất ít người sử dụng, vì nó gần giống như chế độ hoàn toàn tự động . Câu hỏi muôn thuở là chế độ chụp nào là tối ưu nhất để chụp ảnh. Trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ bàn đến bốn chế độ Tv(S), Av(A), P và M

Trước khi trực tiếp trả lời câu hỏi này, chúng ta thử tìm hiểu mối quan hệ của tốc độ và khẩu độ thông qua bảng giá trị phơi sáng EV (Exposure Value). Giá trị phơi sáng được tính bằng công thức sau
Ev = Av + Tv
 
Trong đó Ev là trị số lộ sáng, Av là số thứ tự khẩu độ trong bảng và  Tv số thứ tự tốc độ màn trập trong bảng. Để giải thích về công thức này bạn hãy nhìn vào bảng giá trị lộ sáng bên dưới đây. Trục dọc biểu thị số thứ tự của tốc độ màn trập từ 1 đến 10, tương ứng từng giá trị là tốc độ màn trập. Trục ngang biểu thị số thứ tự khẩu độ từ 1 đến 10, tương ứng từng giá trị là khẩu độ. Con số nằm bên trong chính là trị số lộ sáng. Bạn thấy trị số lộ sáng bằng Av cộng Tv. Nó có ý nghĩa như thế nào, một bức hình có cùng mức lộ sáng có thể chụp bằng nhiều tổ hợp khẩu độ vào tốc độ màn trập khác nhau.  


Xem ví dụ sau. Để tấm hình có độ phơi sáng là 8 (Ev=8), giả sử ISO cố định. Chúng ta có thể chụp với các giá trị sau: tốc độ 1/60 giây và khẩu độ là f/2.0, hoặc tốc độ 1/30 giây và khẩu độ là f/2.8, hay tốc độ 1/8 giây và khẩu độ f/5.6,… vâng vâng.
  • Vì thế nếu ta cố định tốc độ là 1/4giây, thì chỉ có thể tìm duy nhất một giá trị khẩu độ tương ứng là f/8.0. Đây chính là cách chế độ chụp ưu tiên thời gian màn trập (Tv hay S) làm việc. Bạn cho tốc độ màn trập và máy ảnh sẽ chọn ra giá trị khẩu độ tương ứng
     
  • Tương tự nếu bạn cố định khẩu độ là f/11, thì cũng có duy nhất một giá trị tốc độ màn trập tương ứng là ½ giây.  Đây là cách chế độ chụp ưu tiên khẩu độ (Av hay A) làm việc . Bạn cho khẩu độ và máy ảnh sẽ chọn ra giá trị tốc độ màn trập tương ứng
     
  • Nếu bạn muốn tự mình quyết định tất cả hai giá trị khẩu độ lẫn tốc độ màn trập, thì máy ảnh sẽ tính giá trị phơi sáng, thể hiện thông qua thước đo sáng bên trong khung ngắm. Đây chính là cách chế độ chụp tự điều khiển (M) làm việc .
     
  • Còn nếu bạn muốn thoái thác trách nhiệm giao cho máy ảnh quyết định tất cả. Thì máy sẽ chọn ra khẩu độ và tốc độ màn trập tương ứng với môi trường thực tế. Đây chính là cách chế độ chụp hoàn toàn tự động (Auto) làm việc. Để làm được điều này máy ảnh tiến hành đo sáng và tìm ra giá trị phơi sáng thích hợp. Tương ứng với giá trị phơi sáng này, máy ảnh sẽ chọn tiếp khẩu độ nhỏ nhất có thể của ống kính ví dụ là f/2.8 (Độ mở ống kính lớn nhất) sau đó tính ra tốc độ màn trập thông qua bảng EV này. Tại sao máy ảnh lại chọn khẩu độ nhỏ nhất mà không chọn một khẩu độ nào khác? Đó là vì khẩu độ nhỏ nhất của ống kính (nghĩa là độ mở ống kính lớn nhất) sẽ làm cho máy ảnh dễ dàng lấy nét hình ảnh nhanh nhất. Vậy tôi không muốn máy ảnh chọn khẩu độ nhỏ nhất thì sao?
     
  • Chế độ chụp theo chương trình lập sẵn (P) ra đời để giải quyết vấn đề trên. Nó hoạt động giống chế độ hoàn toàn tự động (Auto), nhưng cho phép thay đổi khẩu độ và tốc độ tương ứng sẽ thay đổi theo hoàn để bảo đảm giá trị phơi sáng như nhau. Ví dụ máy ảnh đo được giá trị phơi sáng là Ev=10. Giả sử độ mở tối đa của ống kính là f/2.8, ta có các lựa chọn sau (1/125giây, f/2.8), (1/60giây, f/4), (1/125giây, f/1.4), (1/30 giây, f/5.6), (1/15giây, f/8),….để thay đổi các giá trị này bạn xoay vòng điều khiển chính trên máy ảnh sau khi máy đo sáng thành công.
     
  • Vậy thì chế độ tự điều chỉnh (M) thế nào. Nó là chế độ dành cho những người có rất nhiều kinh nghiệm và kiểm soát tốt hai đại lượng khẩu độ và tốc độ màn trập. Chế độ M chỉ nên dùng khi tất cả các chế độ trên không thể chụp theo đúng ý đồ của bạn hay không thể thực hiện một cách hoàn hảo.

Trở lại câu hỏi ở trên, nếu bạn chọn chế độ chụp ưu tiên khẩu độ hay tốc độ màn trập, bạn phải cung cấp hai giá trị này cho máy ảnh. Nghĩa là bạn phải kiểm soát được một trong hai giá trị trên, câu hỏi đặt ra là làm sao tôi biết giá trị nào thích hợp để đưa vào. Bạn cần có nhiều kinh nghiệm và tùy tình huống để biết giá trị nào là phù hợp. Nếu bạn cho giá trị không thích hợp thì máy ảnh sẽ không thể chụp theo đúng cách. Ví dụ bạn chọn chế độ chụp ưu tiên tốc độ màn trập, bạn cho vào giá trị 1/125giây, máy ảnh đo được giá trị phơi sáng ví dụ là Ev=7, nghĩa là khẩu độ tương ứng về mặt lý thuyết sẽ là f/1.0, tuy nhiên khẩu độ nhỏ nhất ống kính của bạn chỉ là f/2.8, vì thế khi máy ảnh chỉ có thể đưa ra khẩu độ tương ứng là f/2.8. Cho nên kết quả cuối cùng bức ảnh của bạn sẽ tối hơn bình thường.

Trong khi chế độ chụp theo chương trình lập sẵn (P) cho phép bạn có nhiều chọn lựa để chụp nhất mà vẫn bảo đảm đúng độ phơi sáng của bức ảnh. Việc cho phép thay đổi khẩu độ, tạo điều kiện kiểm soát độ sâu trường ảnh. Chế độ này luôn cho bạn một kết quả đo sáng thích hợp. Đó chính là ưu điểm lớn nhất của chế độ này. Chế độ P rất thích hợp khi
• Khi chụp trong một môi trường bình thường cần điều chỉnh nhanh
• Khi bạn muốn kiểm soát nhiều hơn độ nhạy ISO
• Khi bạn muốn thay đổi tốc độ màn trập hay độ mở ống kính để đạt được một kết quả cụ thể

Khó có thể nói chế độ nào tối ưu tuyệt đối. Tùy vào điều kiện và kinh nghiệm người dùng, mỗi chế độ luôn có một ưu và khuyết điểm. Nhưng trong điều kiện bình thường chế độ P tỏ ra một chút ưu thế, cho phép thao tác nhanh và cho nhiều trợ giúp người dùng để có thể kiểm soát những yếu tố khác.
 

Nguồn tin: Sưu tầm